Nhạc sĩ của ca khúc Bông hồng cài áo - Phạm Thế Mỹ qua đời Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ - ảnh: Tư liệu TTO -
Nhạc sĩ của những ca khúc quen thuộc
Bông hồng cài áo,
Đường về hai thôn,
Thương quá Việt Nam - Phạm Thế Mỹ - vừa qua đời lúc 3 giờ sáng ngày 16-1-2009, sau một thời gian dài bị bệnh.
>>
Nghe bài hát Bông hồng cài áo >>
Nghe bài hát Thương quá Việt Nam >>
Nghe bài hát Tóc mây Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15-11-1930 tại An Nhơn, Bình Định. Ông từng là phóng viên của báo Quân đội Nhân dân (Phòng Chính trị Liên khu V). Sau hiệp định Geneve ông theo học Trường Quốc gia Âm nhạc Kịch nghệ Sài Gòn (1954 - 1959). Trong một thời gian dài ông công tác tại Phòng Văn hoá - Thông tin Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi nghỉ hưu. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ chính là em ruột của
nhà thơ Phạm Hổ.
Một số tác phẩm tiêu biểu của ông Bông hồng cài áo,
Thuyền hoa,
Đường về hai thôn,
Tóc mây,
Tàu về quê ngoại,
Thương quá Việt Nam,
Người về thành phố,
Nắng lên xóm nghèo... Những ca khúc của ông thấm đẫm tình yêu quê hương với những hình ảnh thanh bình của đất nước như "
Trăng sáng ngời trên môi hoa, Trăng lên tiếng hát vui đêm già" (
Thương quá Việt Nam); hay hình ảnh "
có tằm mến nương dâu, có trầu vấn vương cau và đào tơ thơm ngát ngát hương trinh ban đầu" (Đường về hai thôn) và đặc biệt là những hình ảnh quen thuộc của đồng quê Việt Nam "
Hương lúa ngọt tình quê thêm trìu mến, Đôi bướm vàng nhẩn nhơ khi quyến luyến và Cô gái làng ngẩn ngơ một tình duyên" (
Nắng lên xóm nghèo). Ngoài ra ông còn sáng tác một số ca khúc về tình yêu được rất nhiều người nhớ đến, nhất là ca khúc
Tóc mây với những ca từ như "
Theo gió heo may đến đêm gọi tình. Một trời áo tím trong mắt trên môi".
Đặc biệt ca khúc
Bông hồng cài áo (lấy ý tưởng từ những lời khuyên của thiền sư Thích Nhất Hạnh) mà mỗi mùa Vu lan thường vang lên trong mỗi ngôi nhà, trong mỗi ngôi chùa của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã trở thành ca khúc quen thuộc trong nền âm nhạc Việt Nam.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ còn viết những ca khúc, trường ca Phật giáo.
Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà tang lễ thành phố số 25 Lê Quý Đôn. Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 17-1-2009. Lễ di quan bắt đầu lúc 6 giờ sáng ngày 19-1.
T.H
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2009 06:59:49 bởi Ct.Ly >