Minh Xuân cũng có nghĩ đến con đường nối Lạng Sơn sang Cao Bằng, dọc sông Kỳ Cùng, cũng là núi đất. Khu đó nổi tiếng với chiến thắng Thất Khê - Na Sầm (chiến dịch biên giới). Trong giai thoại văn học còn chuyện về kịch "Vào Đông Khê" về giai đoạn này. Thất Khê ở Lạng Sơn, Na Sầm là Đông Khê ở Cao Bằng.
Minh Xuân một lần tí chết ở Thất Khê. Chẳng là hôm đó đi xe máy từ Cao Bằng về Lạng Sơn. Đến Thất Khê thì trời đã tối. Đang phóng xe máy tự nhiên thấy trước mặt cây cầu đường cái bị gãy. Phanh xe sát chỗ gãy, thiếu chút nữa rơi xuống vực. Thì ra cầu bị gãy, lẽ ra phải đi vòng tránh. Thế mà chẳng có biển báo gì cả.
Rừng Thông mã vĩ (
Pinus massoniana) ở Tam Đảo trồng cũng lâu rồi. Cách đây 20 năm (1988) Minh Xuân lên Tam Đảo đã có rừng đó rồi. Rừng có nhiều khoảnh, có khoảnh là tái sinh lại từ rừng cũ. Nói chung tuổi phải khoảng 50 năm.
Thông ở Sa Pa có nhiều loại. Loại thường thấy ở thị trấn Sa Pa là Sa mu (
Cunninghamia lanceolata). Còn đúng gọi là Thông (
Pinus) thì có thể là Thông ba lá (
P. kesiya), giống như Thông ở Mù Cang Chải vậy.
Minh Xuân là thành viên của Hội cây lá kim quốc tế (International Conifer Conservation Program). Định để dành ảnh cảnh các loài Thông, nhưng thôi nhân tiện đây xin đăng luôn. Đây là ảnh Sa mộc Quế Phong (
Cunninghamia konishii), một loài cùng chi với Sa mu ở Sa Pa, nhưng là loài cây bản địa, gặp Tây Bắc Thanh Hóa, Nghệ An (lần đầu thấy ở Quế Phong), có thể có ở Hà Giang (Tây Côn Lĩnh). Ảnh chụp ở Pù Ma - Kỳ Sơn - Nghệ An.
Giữ cây giữ giống ai ơi
Mỗi cây là một cuộc đời mai sau.