Câu Lạc Bộ TRI ÂM

Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 28 của 36 trang, bài viết từ 811 đến 840 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Tác giả Bài
SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 05.12.2012 20:37:59
0
MAI... SINH NHẬT KHÔNG ANH



Mai...
Sinh nhật không anh
Em có về thương vầng trăng khuyết ?
Thôi đừng nuối tiếc
Tháng ngày rêu phủ màu xanh

Mai...
Sinh nhật không anh
Em có về qua từng góc phố ?
Mùa thu thay áo
Tháng ngày như những hoàng hôn

Mai...
Sinh nhật không anh
Chiếc lá còn xanh màu kỉ niệm ?
Sương chiều, mây tím
Ai ngồi đếm ngược thời gian

Mai...
Sinh nhật không anh
Góc phố mình qua còn thao thức ?
Hờn, thương, được, mất
Bụi nhoà trên những vần thơ

Mai...
Sinh nhật không anh
Gánh hàng hoa (1) dường như ... trống vắng
Mềm môi men đắng
Chập chờn kí ức rêu xanh

Mai... sinh nhật không anh

Huế 5/12/2012
Sông Hương

(1) Tên một ki ốt hoa trên đường Lê Lợi Huế
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 05.12.2012 23:26:29
0



***




https://www.box.com/shared/ogh4mlkt75d7ya3w9k1z

NGHE TÌNH CHAO GIỮA ĐÒ TRĂNG

thơ đông hương | phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

em đi trên giòng, theo con nước lớn
qua đường sông rộng bằng phà tri âm
mùa này nước mặn thủy triều đêm cao
nên em phải chống chèo nghiêng phía nào ?
em đi trên giòng, bên bờ cỏ dại
níu đò em lại chờ vầng trăng hôn
hò ơi... ơi hò...
nghe tình chao giữa hồn em
gạ lời thầm kín ươm mầm duyên thơ
hò ơi... hò ơi ...
em về đổ bến yêu thương
con đò xứ sở buồn vương tay người
giấc chờ vừa tuổi thôi nôi
vào đêm Thuở Ấy chạm môi riêng dành


12.5.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2012 02:56:18 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 07.12.2012 02:30:55
0




https://www.box.com/shared/xsoppzak97kn5b7l2ti6

MAI... SINH NHẬT KHÔNG ANH

thơ Sông Hương|nhạc & trình bày Dzuylynh

Mai...
Sinh nhật không có anh
Em có về thương vầng trăng khuyết ?
Thôi đừng nuối tiếc
Tháng ngày rêu phủ màu xanh
Mai...
Sinh nhật không có anh
Em có về qua từng góc phố ?
Mùa thu thay áo
Tháng ngày như những hoàng hôn
Mai...
Sinh nhật không có anh
Chiếc lá còn xanh màu kỉ niệm ?
Sương chiều, mây tím
Ai ngồi đếm ngược thời gian
Mai...
Sinh nhật không có anh
Góc phố mình qua còn thao thức ?
Hờn, thương, được, mất
Bụi nhoà trên những vần thơ
Mai...
Sinh nhật không có anh
Tháng ngày dường như trống vắng
Mềm môi men đắng
Chập chờn vùng ký ức rêu xanh
Mai...
Sinh nhật không có anh
Mềm môi ngọt đắng
Đọng lại miền ký ức rêu xanh
Chập chờn nỗi nhớ khôn nguôi


5 /tháng chạp /2012

<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2012 06:02:15 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 07.12.2012 09:48:15
0




https://www.box.com/shared/fcpluojz2i18r9p4k4ti


HƯ ẢNH

thơ | nhạc | trình bày Dzuylynh
album Cánh thiên di. 2012

đêm vẫn đến, nhưng hình như còn thiếu
ngày qua ngày, ngày vẫn mãi chưa vơi
viền chân trời, con sóng vẫn xa khơi
và như thể đời lăn triền dốc ngược

nếu em biết tình yêu là hư ảnh
ngọn lửa tình thoi thóp ánh que diêm
thế tại sao lại cứ mãi đi tìm
trong hoài niệm bởi niềm tin ảo vọng...

bởi sương giá mưa sa thành tuyết đọng
bởi mặt trời đổ lửa cháy tâm không
dấu con tim trong ngọn gió phiêu bồng
cho hơi thở nhịp trầm sâu trống vắng

ngủ yên nhé bụi trần đừng khua khoắng
đổ câu ru cát trắng liệm sông vàng
hỡi đền đài lầu các dấu hoang tiêu
phù phiếm khúc vọng ca mềm giấc mộng...


saigonvietnam.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2012 17:27:12 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 01:07:49
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

ĐÃ TÌM THẤY CÂU THƠ "CANH GÀ THỌ XƯƠNG" TRONG "DƯƠNG GIA PHẢ KÝ"

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa cành sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

Mấy câu thơ lục bát trên đã thêm một lần gây xôn xao mặt sóng thế giới phẳng. Khắp trên các mặt báo, các trang mạng xã hội đã diễn ra các cuộc tranh luận từ hàng tuần nay, và đến giờ này cơ hồ còn chưa tạm lắng. Tựu trung, thì người ta tranh luận, đại để các vấn đề sau:

1- Câu thơ này có đúng là của Dương Khuê (1839 -1902) không? Có tư liệu Hán Nôm nào chép mấy câu thơ này không? Chữ"canh" chép chữ canh là canh 羹 (món canh, bát canh/súp) hay canh 更 là canh khuya, canh giờ, canh chầy?

2- Canh gà Thọ Xương là "món canh gà" hay là canh giờ, canh khuya?

3- Thọ Xương ở trong mấy câu thơ trên là địa danhở đâu?

Nguyễn Xuân Diện:

1.Đã tìm thấy câu thơ ..."Canh gà Thọ Xương" trong "Dương Gia phả ký"

Trước hết, cho đến nay, sau nhiều năm tìm hiểu vềthi văn của các tác gia họ Dương ở Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Tây cũ) [ít nhất là từ năm 1993], chúng tôi chưa từng gặp một văn bản Hán Nôm nào chép bài thơ trên.

Bức thư của Ông Dương Nghiệp Bảo (Bernard Donge), lúc đang giữ chức Tổng thanh tra Ngân hàng Phát triển Á Châu ADB, trụ sở tại Philippines gửi Nguyễn Xuân Diện đề ngày 18.10.1994. Khi ấy, vì ông mới chỉ đọc bài viết, chưa gặp nhau nên ông gửi thư cho "Cụ Nguyễn Xuân Diện"(năm ấy 24 tuổi). Ông Dương Nghiệp Bảo là cháu nội hậu duệ Cụ Dương Lâm.

Chúng tôi xin giới thiệu tài liệu "Dương Gia phả ký", bản đánh máy chữ quốc ngữ trên giấy tây, do Dương Thiệu Cương lập vào cuối mùa hạ năm Quý Sửu (1973) và được Dã Lan Nguyễn Đức Dụ in ấn. Cuốn này chúng tôi có copy được 1 bản từ dòng họ Dương ở Vân Đình vào năm 1993 - 1994.

"Dương Gia phả ký" gồm 122 trang, ngoài việc chép về thế thứ gia tộc họ Dương còn chép khá nhiều thơ văn, đối liễn của các tác gia họ Dương.

Bắt đầu từ trang 106, có chép "thi ca của CụDương Khuê, tức cụ Nghè Vân Đình, biệt hiệu Vân Trì", cũng ngay trang này,ở bài thứ hai, là bài "Hà Thành tức cảnh", gồm 4 câu thơ:

Phất phơ cành trúc trăng tà

Tiếng chuông Trấn - Võ, canh gà Thọ - Xương.

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương,

Dịp chày An - Thái, mặt gương Tây - Hồ.

Như vậy, căn cứ theo đầu bài thì đây chính là cảnh ở Hà Thành tức là Hà Nội, và Thọ Xương là tên địa danh thuộc Hà Nội.

*Trong sách Tâm trạng Dương Khuê - Dương Lâm, Nxb KHXH, Hà Nội, 2005, tác giả Dương Thiệu Tống cho biết: "Bài thơ này chép và chú thích theo Dương gia phả ký và Luận đề về Dương Khuê"(trang 129). (Nguyễn Duy Diễn: Luận đề về Dương Khuê. Nhà in Khai trí, Sài Gòn, 1960, trang 160). Như vậy, từ năm 1960, tài liệu Luận đề về Dương Khuê đã khẳng định bài Hà thành tức cảnh là của Dương Khuê.

Nhưng xưa hơn thế, sách Văn đàn bảo giám, tuyển tập thơ ca do Trần Trung Viên sưu tập, do Dương Bá Trạc đề tựa, Tản Đà đề tựa năm 1934...gồm 3 tập xuất bản lần đầu từ năm 1926 đến năm 1938 thì trọn bộ. Văn đàn bảo giám cũng khẳng định Hà Nội tức cảnh là của tác giả Dương Khuê. Tuyển tập thi ca Văn đàn bảo giám xuất bản chỉ cách năm Dương Khuê tạ thế (1902) khoảng hai ba chục năm, vì thế, có thể tin được.

Dưới đây là ảnh chụp vài trang liên quan trong Dương Gia phả ký:

Nguyễn Ngọc Thanh:

2.“Canh gà Thọ Xương” có thực sự là món súp gà hay không?

Blog người hiếu cổ - Thời gian gần đây, nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng là chuyện cô giáo dạy cho các em học sinh câu ca dao “Gió đưa cành trúc la đà/Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà ThọXương” rằng: “Canh gà Thọ Xương là món ăn nổi tiếng, đặc sản của làng ThọXương”. Ngay khi tin này được đăng thì dư luận đã có những phản hồi vô cùng quyết liệt, rằng cô giáo dạy sai. Ngay sau đó tôi lại đọc được thông tin rằng cô giáođó đã bị đánh nhập viện!!!

Tôi trên những hiểu biết cá nhân thì thấy quả thực cô giáo này không đáng phải chịu búa rìu dư luận lớnđến vậy. Vì sao? Vì cô ấy quả thực đã sai, nhưng cái sai đó lỗi không hoàn toàn ở cô ấy…

Dưới đây, tôi xin viết đôi điều để bạn đọc có cái nhìn đúng đắn hơn về bài “ca dao” có cụm từ “canh gà Thọ Xương” gây tranh cãi:

Bài “ca dao” gây tranh cãi trên thường được biết đến với nội dung:

“Gióđưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”(A)

Hoàn toàn ta thấy đây là một bài tả cảnh Hà Nội với các địa danh: chùa Trấn Vũ, ngõ/huyện Thọ Xương, làng Yên Thái (An Thái), và Tây Hồ. Tuy nhiên ngay về vấn đề văn bản của bài này đã là vấn đề không rõ ràng rồi, các sách giáo khoa cũng như các sách lịch sửvăn học tôi cũng chưa thấy ghi rõ. Vì vậy, việc xác định văn bản học của bài thơ này chủ yếu dựa vào những ghi chép của các thế hệ đi trước. Trong cuốn sách“Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội” của Hoàng Đạo Thúy[1] có ghi chép khung cảnh Hà Nội:

"Những buổi sớm tinh sương mùa đông, khách dạn sương đi trên đường Thanh Niên không thấy trời, không nhìn rõ mặt nước, trên đầu cành lá rũ nặng giọt, bên trái lung linh ánh trăng úa hạ huyền; lúc ấy lòng lâng lâng, không ngâm mà cũng như ngâm câu thơ cổ: Phất phơ ngọn trúc trăng tà... Gà xóm bên hồ đã gáy, chuông hồi đã đổ dồn, đồng bào Bưởi đã dậy giã dó từlâu. Mặt trời mới hé trên đê Yên Phụ mở ra một tấm gương phẳng lặng rắc phấn hồng”

Qua mô tả của Hoàng Đạo Thúy, ta dễ dàng thấy được nội dung trùng khớp với bài thơ “Hà Nội tức cảnh” của Dương Khuê (1839 - 1902) với nội dung:

“Phất phơ ngọn trúc trăng tà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày An Thái, mảnh gương Tây Hồ”[2] (B)

Vì vậy, “canh gà” ở đây không nói đến món canh/súp gà. Tôi cũng nghe một số biện giải của nhiều người là nghe kể ngày xưa ở Thọ Xương cũng có món canh gà nổi tiếng, nhưng đa phần đều là tư biện và không có căn cứ.

Tạm gác chi tiết “canh gà”, ta đi vào tìm hiểu một chút diễn biến văn bản của bài thơ này.

Sách Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm[3], Dương Thiệu Tống là cháu của Dương Khuê có ghi dòng nhận xét về câu lục mở đầu: "Có người đã sửa đổi câu thơ này là Gió đưa cành trúc la đà, nhưng có lẽ là sai vì làm mất đi ý nghĩa ẩn dụ của toàn câu mà chỉ có ý nghĩa tảcảnh mà thôi".

Vấn đề nảy sinh ở đây là: Ai đã sửa câu lục trong bài thơ này thành “Gió đưa cành trúc la đà”?

Tôi liên tưởng tới một bài thơ khác tả cảnh Huế khá giống bài thơ của Dương Khuê là:

"Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

Thuyền về xuôi mái sông Hương,

Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay” (C)

Bài thơ này cũng đã được phổ thành nhạc trong bài hát “Thương về cố đô” của nhạc sĩ Châu Kỳ, khi đó bài thơ này đã được công nhận như một bài ca dao trong kho tàng Văn học dân gian Bình Trị Thiên (1987), nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ dùng nó như một chất liệu sáng tác mà thôi. Một hồi tìm kiếm, tôi mới thấy hai câu thơ đầu xuất hiện trong cuốn hồi ký “Mười ngày ở Huế”[4], nói về quãng thời gian ở Huế của học giả Phạm Quỳnh. Trong đó có viết một đoạn tả cảnh Huế như sau:

“Gióđưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương"

Cả cái hồn thơ của xứ Huế như chan chứa trong hai câu ca ấy. Chùa Thiên Mụ là một chốn danh lam, có cái tháp bẩy từng, ở ngay trên bờ sông Hương, làng Thọ Xương thì ở bờ bên kia. Đêm khuya nghe tiếng chuông chùa với tiếng gà gáy xa đưa văng vẳng ở giữa khoảng giời nước long lanh mà cảm đặt thành câu ca cho con trẻ hát, ấy mới rõ cái tính tình của người xứ Huế.” (Phần IV)

Như vậy là học giả Phạm Quỳnh đã dùng ý tứ của thơ Dương Khuê để viết lại cho hợp với cảnh và địa danh ởHuế, có chùa Thiên Mụ và có làng chài Thọ Xương (còn có tên là Thọ Khương, ThọCương, Long Thọ). Chúng ta có thể đưa ra phán đoán:

Hoặc là Phạm Quỳnh viết dựa trên thơ Dương Khuê

Hoặc là sử dụng chất liệu văn hóa dân gian bản địa

Nhưng dù là trường hợp nào thì văn bản (C) cũng là một chi tiết quý giá.

Vì thế, bản (A) có thể được phán đoán bằng sự “lai”giữa hai bản (B) và (C).

Cũng qua các chi tiết trên, mảy may không hề thấy chỗ nào đề cập đến món canh (súp) gà Thọ Xương. Hơn nữa, chúng ta cần hiểu logic bài thơ tả cảnh, đang có gió, có cành trúc, có tiếng chuông, có nhịp chày giã giấy, có mặt nước hồ long lanh, dẫu có thêm món canh (súp) gà vào cũng thật là vô duyên và không hợp lý.

[1] Cuốn đầu in bởi Hội văn nghệ Hà Nội năm 1969, tái bản nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội năm 2010

[2] Trích lại tài liệu theo bài của Vô Ưu trên http://www.baomoi.com

Dẫn theo Trần Trung Viên trong Văn đàn bảo giám, cuốn 3, NXB Nam Ký, Hà Nội, 1926; Mặc Lâm tái bản, Sài Gòn, 1969, trang 159; tài liệu do nhà phê bình Đặng Tiến cung cấp. Trong Thơ văn Hà Nội do Trần Huy Liệu chủ biên, cũng viết như vậy.

[3] Dương Thiệu Tống, Tâm trạng của Dương Khuê và Dương Lâm, Nxb. Khoa học Xã hội, HN, 2005.

[4] Quý vị độc giả có thể đọc toàn văn hồi ký “Mười ngày ở Huế” tại Blog của Phạm Quỳnh ở địa chỉ:

http://phamquynh.wordpress.com/2009/02/19/tac-ph%E1%BA%A9m-m%C6%B0%E1%BB%9Di-ngay-%E1%BB%9F-hu%E1%BA%BF/

Hoặc: Phạm Quỳnh, Mười ngày ở Huế, Nxb. Văn học, H.2001.

Trong văn học VN, có bài thơ Hà Nội Tứ Cảnh, đã được xem như cụ Dương Khuê biệt hiệu Vân Trì là tác giả:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Tháng trước, có một cô giáo tốt nghiệp môn Văn, ĐH Sư phạm Hà Nội với bằng thạc sĩ, đã chấm bài của học sinh lớp 7 một trường trung học trong đó học sinh giải thích "canh gà Thọ Xương" là món ẩm thực nổi tiếng của hồ Tây (món canh gà hầm của quán Thọ Xương :chicken soup from the restaurant named Thọ Xương). Cô giáo đã cho học sinh này 8 điểm (trên 10) với lời khen "Có ý thức làm bài", trong khi đó câu trên vẫn được hiểu từ xưa trong văn học là "tiếng gà gáy cầm canh từ địa danhThọ Xương. Phụ huynh kiểm tra thì thấy các học sinh khác đều hiểu là một món ăn và đồng thanh nói cô giáo đã dạy như vậy.

Sau đó, cô giáo đã xin từ chức. Việc cô giáo từ chức gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi trên internet và báo chí, người cho rằng cô giáo chỉ là một nạn nhân đáng thương, kẻ trách cứ nền giáo dục đương thời. Nồi "canh gà Thọ Xương" đã nhanh chóng tập hợp được quanh nó một cái chợ khổng lồ, ở đó dư luận tố tội lẫn nhau, cư dân trên mạng trách cứ lẫn nhau.

G/S Thạc sĩ Vũ quốc Thúc cũng có bài về Gió đưa cành trúc la đà. Xem bài kèm đây, cùng với một bài khác cũng có giá trị vì tính cách vô tư của tác giả.

Tuần qua, lại có một tin động trời:

Có người (vô danh) vừa tìm thấy một bài thơ chữ Hán và chữ Nôm nữa (khác với bài Hà Nội Tứ Cảnh) nhan đề Tối ức Thọ Xương thang . Bài mới tìm, theo nguồn tin này cũng của cụ Dương Khuê, trong đó có câu chữ Hán "Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang". Dịch nghĩa nôm : Quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ đều đến mua canh gà hầm". Tin này còn quả quyết bài thơ kể trên đã được tìm thấy trong nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện Nghiên Cứu Hán Nôm.
.....................

Bài viết của tác giả Hocmon

Thưa bạn đọc.

Một quí độc giả có nick là hocmon vừa post một comment trên entry “Nền giáo dục hóc…xương gà” về tích canh gà Thọ Xương như sau

“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê”

Nguyên văn viết: 裊裊搖風竹,蒼蒼鎮武鐘,壽昌多故舊,同買燉雞湯。煙鎖西湖水,杵驚安泰鄉,河城斯美景,最耐客思量

“Niểu niểu dao phong trúc, thương thương Trấn Vũ chung, Thọ Xương đa cố cựu, đồng mãi đốn kê thang. Yên tỏa Tây Hồ thủy, chử kinh Yên Thái hương, Hà thành tư mỹ cảnh, tối nại khách tư lương.”

Dịch nghĩa nôm na: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.

Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương mắng tiếng, đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa.

Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng:

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mùng khói tỏa ngàn sương

Dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”

Thế là đã rõ nhé. Nếu tích trên có thật thì canh gà Thọ Xương đúng mà món canh gà, chẳng phải tiếng gà gáy sang canh như các nhà văn, nhà thơ đã tưởng.

Phát hiện này mà đúng thì đó là sự kiện động trời trong văn học.

Bác Hocmon có nhờ các anh chị nào có điều kiện ở Hà Nội, xin xác minh lại bài văn này với viện Hán Nôm dùm, có thật như vậy hay không ?

Tác giả: Hocmon

Tiếp đó là một cuộc tranh luận sôi nổi gồm cả mấy trăm lời bàn trên các blogs và báo chí ở VN



1. Canh Gà Thọ Xương ... lại sắp dậy sóng !

Nguyên văn tác giả

"Có những niềm tin, dù quan trọng với cả nhân loại hay chỉ là chuyện vặt vãnh, nhưng nếu nó sụp đổ thì ta đau đớn lắm.

Sau vụ cô giáo nhập viện vì canh gà Thọ Xương, thoạt tiên tôi đã vô cùng thương cảm, rồi suy đi nghĩ lại càng thương cô ấy hơn. Rõ là thên hạ vẫn quen cái kiểu đánh hôi hèn hạ, người ta ngã còn cố đạp thêm.

Xin nói thêm, từ ngày tập tọng viết lách tôi luôn gặp vấn đề với cách phiên âm Hán Việt. Thế hệ chúng tôi chỉ học qua quýt dăm bài tiếng Nga, có ai bảo cho đâu mà biết

Mạnh Đức Tư Cưu lại là ông Montesquieu, Mo Yan là Mạc Ngôn, hay Mã Lý Lình Mộng Lỗ chính là nàng Marilyn Monroe diễm lệ... Vì vậy gặp phải những vụ tương tự là tôi hay tìm đến một thầy đồ già ở Bưởi để hỏi, nhà thầy cách ngõ vào nhà văn sĩ Tô Hoài đáng kính vài bước chân. Thầy năm nay đã quá ngưỡng 95, thông thạo tiếng Tàu và tiếng Pháp, viết thư pháp như rồng bay phượng múa, nghe nói ông nội thầy hay được triệu vào kinh để chép chiếu chỉ cho vua (?), vào lúc giao thời thầy còn bỏ công tự học tiếng Đức tiếng Anh và gõ laptop nhanh hơn cả tôi! Đối với tôi, thầy là pho tự vị thâm hậu. Được bữa nào mát giời, nghe thầy kể những kỷ niệm cá nhân với Nguyễn Bính, Đinh Hùng, Lang Quê, hay chuyện người bạn vong niên vốn là đạo chích quy chính, thậm chí còn học thành tài và được cả vùng Đồ Sơn kính cẩn phong danh hiệu An Biên học sĩ mà Nguyên Hồng làm gốc để dựng nên hình tượng Năm Sài Gòn (trong Bỉ Vỏ) thì chỉ có há hốc mồm không ngậm lại được. Tuy nhiên, vì một uẩn ức nào đó mà thầy không bao giờ viết mấy giai thoại đó ra giấy.

Tối nay mua được ít chả quế Ước Lễ thơm phức còn nóng hổi, tôi đưa đến biếu thầy nhắm rượu. Ngồi lân la thế nào mà động đến đề tài “cô giáo canh gà” đã nhắc ở trên. Rồi thế là, sau khi tiếp thầy, tôi kiếm cớ chạy vội về nhà để lên mạng. Bởi vì một sự kiện động trời như vậy không thể chứa chất lâu trong lòng, tôi phải kể ngay cho các bạn nghe. Cũng để bênh vực cô giáo tội nghiệp. Cũng để vả vào mặt những kẻ không biết gì hơn ai mà lại thích dạy đời.

“Ở tuổi này, tôi tha thiết gì nữa mà góp một câu vào chuyện thiên hạ”, thầy tôi nói thế. “Nhưng anh chịu khó quẳng hộ thầy một chuyện lên mạng. Giữa đường thấy chuyện bất bình, tôi chẳng thể nhắm mắt đi qua được.” Hôm nay thầy không đụng đũa vào miếng chả, cũng chẳng uống giọt rượu nào. “Các cô các cậu thời nay thì giỏi ngoại ngữ lắm, thế có biết câu nói của Bộ trưởng tuyên truyền Goebbels thời Hitler không?” thầy đọc một tràng rồi mới nhận ra là tôi chẳng hiểu gì tiếng Đức. “Dịch đại khái là ‘If you repeat a lie often enough, it becomes the truth’. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cái mệnh đề đảo của câu trên sẽ là ‘nếu người ta chôn kín một sự thật đi đủ lâu thì thế giới sẽ cho đó là chuyện bịa.’”

Tôi chẳng hiểu gì cả.

“Thế này nhé”, thầy khoan thai tiếp, “cái canh gà trong câu ca dao mà anh vừa nhắc tới, nó chính là nước luộc gà rồi ném vào mấy sợi bánh đa, thêm ít hành xanh và mùi. Đơn giản thế thôi, vậy mà cả vùng ven Hồ Tây này không ai nấu giỏi như mấy quán ở Thọ Xương, người ta đồn rằng dân Thọ Xương luộc sâm cầm nhưng không dám lộ ra vì đó là quà tiến vua. Lâu rồi, mấy thằng ngu hậu thế cứ suy luận vớ vẩn vì không biết tra gốc gác của câu chữ.” Nói đoạn, thầy đứng dậy, lên gác lấy xuống một cuốn vở vàng khè. Lại một phát hiện động trời nữa, làm tôi không tin ở mắt mình. Đó là cuốn vở mà nhà văn Vũ Bằng đích thân ghi nháp cho bút ký ẩm thực ‘Miếng ngon Hà Nội’ lẫy lừng! “Khổ quá, hồi ấy tôi cũng dại mồm góp ý cho Vũ Bằng đừng viết nhiều chuyện ăn uống. Người Tràng An ăn uống cảnh vẻ lắm, dĩ thực vi tiên mà, nhưng đưa lên mặt giấy e rằng nó nhuốm màu phàm tục. Có lẽ vì vậy mà ông ấy cắt xén khá nhiều. Có một câu này, ông ấy bỏ đi, mà cả ông ấy lẫn tôi đều không ngờ là nó làm các cô các cậu thời nay đánh nhau vỡ đầu. Thôi, anh đã có công đến đây thì tôi cho anh xem nốt.”

Thầy chỉ cho tôi một đoạn viết bằng bút sắt, của Vũ Bằng, nét chữ đã hơi nhòe nhưng dễ đọc.

Và tôi không tin ở mắt mình.

Không sao tin nổi.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật.

Vũ Bằng viết:

“Tương Bần, cà Láng, dưa La,

Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương”

nguồn : http://www.facebook.com/lequanglequang

Cuối cùng, ô. Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Hán Nôm xác nhận trong một phỏng vấn của báo chí những điểm sau: (i) Trong sách Vân Đình Dương Khuê Thi Tập, không tìm thấy bài thơ Tối ức Thọ Xương thang nói về canh gà hầm như trên; (ii) chỉ có bài thơ Hà Nội Tứ Cảnh nằm trong cuốn Vân Trì Thi Thảo của cụ Dương Khuê (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên Cứu Hán Nôm)



ANTĐ: Sự thật về chữ “更 – canh” trong “canh gà Thọ Xương”

HM Blog. Nhờ đường link của bác Nguyễn Xuân Diện, HM Blog xin đăng lại bài trên An ninh Thủ đô. Cảm ơn bác NXD – Tễu Blog, dẫu rằng câu trả lời về chữ 更 canh chưa hoàn toàn thỏa đáng.

ANTĐ. Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, để nói về tiếng gà báo canh người ta viết chữ更, bát canh cũng có thể viết là 更. Tuy nhiên, xét về văn cảnh trong cả 4 câu, thì chữ “canh” ở đây được hiểu là tiếng gà báo canh.

Sau sự việc của cô giáo Thủy – trường THCS Lomonoxop, trên một số diễn đàn mạng, có một số ý kiến cho rằng, “canh gà Thọ Xương” là nói về ẩm thực, ý kiến này nhận được vô số lời bàn luận bởi từ trước tới nay, “canh gà Thọ Xương” luôn được giảng dạy và được hiểu là tiếng gà gáy báo canh.

Thậm chí có người đọc còn lấy dẫn chứng rằng: “Trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh cũng chép bài thơ này. Xin lưu ý, Dương Khuê viết thơ bằng chữ Nôm, nỏ phải chữ Quốc ngữ. Nguyên văn viết chữ Canh là 羹 (bát canh, món canh), không phải 更 (canh khuya, canh chầy)”.

Để làm rõ hơn thực hư của chữ “canh” trong “canh gà Thọ Xương” đang gây xôn xao dư luận, PV ANTĐ đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, hiện có 2 luồng ý kiến, một cho rằng, đây là bài ca dao của người Việt đã được văn bản hóa, có ý kiến cho rằng đây là bài thơ của nhà thơ Dương Khuê – hiệu là Vân Trì. PGS.TS.

Trịnh Khắc Mạnh đã tìm trong sách Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư tiên sinh ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và chưa tìm thấy bài thơ như trên, mà bài thơ này nằm trong cuốn Vân Trì Thi thảo (mang ký hiệu VHv. 2482, đang lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

Bài thơ có tên đề là Hà Nội Tây cảnh (cảnh Tây Hồ Hà Nội) với 4 câu thơ chữ Nôm:“Phất phơ ngọn trúc trăng tà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh (更) gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Tiếng chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.

Về chữ “canh” trong câu “canh gà Thọ Xương”, theo PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh, viết chữ 更 để nói về tiếng gà báo canh, không có chữ Canh 羹 (bát canh, món canh) như ý kiến mà độc giả nêu ra; còn canh (món ăn) cũng có thể viết là chữ 更 này.

Trong văn cảnh của bài thơ này thì nên hiểu “canh” là canh giờ, “canh gà Thọ Xương” là tiếng gà gáy báo canh ở Thọ Xương – Hà Nội. Còn chữ “canh” là 羹, theo từ điển được hiểu là món canh, hoặc là nấu canh.

Xét từ ý bài thơ trong cuốn Vân Trì thi thảo, là tả cảnh Tây Hồ vào lúc trăng tà các sư thỉnh chuông chùa cũng là lúc gà gáy báo canh, như vậy nên mới có câu “tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.

Theo quan niệm tính giờ ngày xưa, đêm có 5 canh: Canh 1 là từ 19h – 21h, Canh 2 là từ 21h – 23h, Canh 3 là từ 23h – 1h, Canh 4 là từ 1h – 3h, Canh 5 là từ 3h – 5h.

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh đưa ra thêm dẫn chứng từ một bài ca dao trong Tổng tập ca dao người Việt (Quốc ngữ) cũng có những bài gắn “tiếng chuông” với “tiếng gà gáy báo canh”, như:

“Có thương thì thương, không thương thì nói

Làm chi lần lần lữa lữa, như hẹn nợ thêm buồn

Trên chùa đã động tiếng chuông

Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu”,

hay:

“Đêm năm canh gà kia gáy thúc

Gió nam phong thổi giục cây sầu”,…

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho rằng, việc hiểu “canh gà Thọ Xương” trong bài thơ Hà Nội Tây cảnh hay trong bài ca dao (Gió đưa cành trúc la đà/ Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ) là “bát canh gà” thì ông chưa được học!

Từ sự việc này, PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cho biết thêm, ví như từ “vấn nạn” , trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay dùng từ “vấn nạn”, như những câu “tham nhũng đã trở thành vấn nạn của xã hội”, hay “bệnh thành tích trong giáo dục là vấn nạn hiện nay”,… ông tin chắc rằng, người viết hay nói từ này chưa tra cứu nghĩa gốc từ “vấn nạn”.

Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì “vấn nạn” nghĩa là: đặt lời hỏi để làm rầy người ta, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu thì “vấn nạn” là vặn hỏi lẽ khó khăn. Còn Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) chưa có mục từ “vấn nạn”.

PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh cũng nhấn mạnh, hiện trong xã hội, còn nhiều từ được hiểu sai, dùng sai đã gây nên những sự cố đáng tiếc!

Blog Nguyễn Xuân Diện: Như thế, thật là đủ đầy, chắc chắn, khả tín để có thể kết luận: Dương Khuê là tác giả của bài thơ viết về Hà Nội, mà ngày nay được phổ biến với bốn câu: Gió đưa cành trúc la đà / Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương/ Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

TH

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 04:12:17
0







http://www.box.net/shared/0cs54lnlgy

XA EM RỒI

thơ Đuyên Hồng | phổ nhạc Huyền Băng | hòa âm & trình bày dzuylynh

cứ nhắm mắt nói lời tiễn biệt
xa em thôi ! dẫu biết chẳng dễ dàng
đến lúc này giật mình anh chợt hiểu
em thân thương quen thuộc biết bao nhiêu !
ngày chia xa cứ tưởng vẫn bình thường...
như tất nhiên , như hình với bóng
em đã ngấm vào anh từng sự sống
như thịt da hơi thở riêng mình
ngày xa nhau trời đất cũng chênh vênh
cuộc sống cũng chia thành hai nửa
nửa thân quen là em nỗi nhớ
nửa bơ vơ anh lạc vô bờ...
từng nụ cười từng nét vui tinh nghịch
ngày hôm nay bỗng vời vợi cách xa
em nơi nao, giữa năm châu bốn bể ?
để lòng anh thương nhớ chợt vỡ òa...

<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2012 07:31:57 bởi dzuylynh >

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 07:34:28
0

Trích đoạn: dzuylynh





https://www.box.com/shared/xsoppzak97kn5b7l2ti6

MAI... SINH NHẬT KHÔNG ANH

thơ Sông Hương|nhạc & trình bày Dzuylynh

Mai...
Sinh nhật không có anh
Em có về thương vầng trăng khuyết ?
Thôi đừng nuối tiếc
Tháng ngày rêu phủ màu xanh
Mai...
Sinh nhật không có anh
Em có về qua từng góc phố ?
Mùa thu thay áo
Tháng ngày như những hoàng hôn
Mai...
Sinh nhật không có anh
Chiếc lá còn xanh màu kỉ niệm ?
Sương chiều, mây tím
Ai ngồi đếm ngược thời gian
Mai...
Sinh nhật không có anh
Góc phố mình qua còn thao thức ?
Hờn, thương, được, mất
Bụi nhoà trên những vần thơ
Mai...
Sinh nhật không có anh
Tháng ngày dường như trống vắng
Mềm môi men đắng
Chập chờn vùng ký ức rêu xanh
Mai...
Sinh nhật không có anh
Mềm môi ngọt đắng
Đọng lại miền ký ức rêu xanh
Chập chờn nỗi nhớ khôn nguôi


5 /tháng chạp /2012



Bản nhạc này hay quá anh Lynh ơi. Chúc anh cuối tuần vui vẻ và sáng tác đều tay
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.12.2012 07:37:26 bởi SongHuong >
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 07:40:44
0




https://www.box.com/shared/7m8jhn3pqszovnzoyfyd

MẮT EM BUỒN

thơ Linh Vũ | nhạc & trình bày Dzuylynh
album Cánh thiên di | Dec.7.2012

Hãy nhặt dùm anh...hoa thông vừa rụng
Bên bãi cát vàng...phảng phất hương xưa
Anh chợt nhớ....về mùa Thu Quê Mẹ
Cây trút lá vàng biển gió mênh mang...

Sóng có lần như vô tình vội vã
Cầm tay em... ngây dại quá đi thôi
Tình chỉ thế thôi bao năm rồi vẫn nhớ
Thu nay buồn... nghe lạnh chốn trời xa...

Hãy nhặt dùm anh những chiếc vỏ Sò
Còn in dấu chân em thời con gái
Hãy nói dùm anh... lời yêu chưa tỏ
Gói đời buồn... thầm lặng xuống đầy vơi...

Hãy cất dùm anh đèn khuya con phố
Nha Trang buồn... nghe đắng tách cà phê
Nơi chúng mình ngồi bên nhau kể lể
Tình năm xưa lâu quá...chưa về...

Hãy giữ dùm anh sáng nay Thu lạnh
Một chút buồn...sao cũng quá mong manh
Có chút nắng hanh.. vàng xuyên khe cửa
Soi mắt em buồn... ngấn lệ long lanh....
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2012 07:25:17 bởi dzuylynh >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm: 11
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 09:04:19
0

Trích đoạn: dzuylynh





XA EM RỒI




thơ Đuyên Hồng | phổ nhạc Huyền Băng | hòa âm & trình bày dzuylynh



Hi,

Hôm nay vào đây mới thấy cụ phiêu bài nhạc Xa Em rồi phổ từ thơ Đuyên Hồng của tui.
Phiêu lắm cụ ạ, cám ơn nhiều hén, phần hoà âm cũng như giọng ca của cụ làm cho bài nhạc của tui như một cô gái được khoác lên một váy dạ hội sang trọng .


<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.12.2012 09:05:34 bởi Huyền Băng >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 08.12.2012 12:11:48
0


Trích đoạn: Huyền Băng

Hi,

Hôm nay vào đây mới thấy cụ phiêu bài nhạc Xa Em rồi phổ từ thơ Đuyên Hồng của tui.
Phiêu lắm cụ ạ, cám ơn nhiều hén, phần hoà âm cũng như giọng ca của cụ làm cho bài nhạc của tui như một cô gái được khoác lên một váy dạ hội sang trọng .




Lời thơ Đuyên Hồng đẹp, nét nhạc Huyền Băng bay, dzuylynh chỉ tô thêm tí phấn hồng, cài chiếc nơ hoa cho đứa con ba giòng máu " Xa Em rồi " thêm duyên
xuống phố mà thôi ...
Tứ thơ khắc khoải, giọng nhạc ray rức làm cho hòa âm và tiếng hát quắt quay theo ...
Đau thương là một cái thú, mất rồi mới thấy tiếc, tiếc rồi mới thấy đau...đau rồi mới thấy nhớ... nhớ rồi lại thấy thú vị
Nhưng biết làm sao ? Bởi vì cái tưởng như là một nửa lại không phải là một nửa, mà cứ lại là ...một nửa !
Tình yêu là chiếc bóng không vẹn hình hài. " Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề ". đã có ai nói như thế...
Dẫu sao, chia tay một lần chưa phải là mãi mãi . Bởi nếu không vấn vương, không tiếc nuối thì chúng ta đã chẳng có một tác phẩm phổ thơ tuyệt vời như
" Xa Em rồi ".
Chúc bạn hiền luôn an mạnh để còn thai nghén thêm những đứa con tinh thần bụ bẩm dễ thương như ca khúc này nhé !
thân thuộc
dl

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 09.12.2012 07:29:40
0
Theo SĐ thì bài nào của câu lạc bộ tri âm cũng hay, những bài viết của Phù Vân sưu tầm cũng rất có giá trị, bài thơ "Nghe tình chao giữa đò trăng" của Đông Hương quá đẹp không cần nghe nhạc chỉ đọc đã phê rồi! Chúc mừng Câu lạc bộ tri âm nói chung và riêng Dzuylinh cho một tràng pháo tay. Chúc giáng sinh vui vẻ nha! gắn biển giáng sinh ở đây cho mục tiêu khiển nói chung.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/6D6C31BE4A254BEEA9AD72E5E1EE6687.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.12.2012 07:36:12 bởi sen dat >
Attached Image(s)

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 10.12.2012 04:31:44
0



https://www.box.com/shared/kq6f6ee1cnfls9jl0fd1

LƯU VONG

thơ Lê Phú Hải . nhạc & trình bày Dzuylynh
album Cánh thiên di. Dec 9.2012

( thântặngsĩphu LêphúHải )

ta lưu vong phố xá Sài Gòn
ngoảnh mặt lại quê nhà xa lắc
ngày ra đi nách mang tay xách
dĩ vãng nhàu một thuở tinh khôi

ta lưu vong từ thuở nằm nôi
mẹ quang gánh đường xa chân mõi
rồi lớn lên mắt chiều sương khói
người Việt nào chẳng mất quê hương ...

ngoái đầu về nghìn dặm còn thương
chiều xa ngái châu Ô châu Rí
cây quế nhỏ bên đời mộng mị
cũng đành lòng cáo biệt mà đi

trả lại đôi cánh nhỏ thiên di
mùa qua lại, mùa qua rồi lại
tháng mười một Chiêu Quân ái ngại
Ừ sang Hồ, biệt Hán thế thôi !

SongHuong
  • Số bài : 400
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.10.2009
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 12.12.2012 08:44:35
0
BÀI HÁT KHÔNG GIAI ĐIỆU



Anh hát em nghe
Bài hát về những chiều không anh
Lời hát chông chênh
Như những điều mình chưa từng nói

Anh viết cho em
Bài thơ về những ngày tháng cũ
Chiều không hôn thú
Mây nước buồn và lòng người bão giông

Gởi lại dòng sông
Những cồn cào như là nỗi nhớ
Thôi đừng trăn trở
Cho mắt ngấn buồn người ra đi

Em khóc vu quy
Giọt nước mắt giấu một thời dĩ vãng
Phía sau năm tháng
Lặng thầm xa ngái mùa ngâu

Ta hát cho nhau
Bài hát không thành giai điệu
Đường về đôi nẽo
Chòng chành bên những riêng chung

Huế 12/12/2012
Sông Hương
Nén lòng tôi với tri âm
Nén thương nhớ gởi xa xăm một người

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 12.12.2012 16:30:12
0
VŨ ĐIỆU CHIM CÔNG


thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 13.12.2012 07:20:38
0
Những thác nước tuyệt tác của thiên nhiên



Thác nước Helmcken tại British Columbia, Canada hớp hồn bởi vẻ đẹp như chốn bồng lai



Thác nước tại khu rừng Romania lại gây cảm gia'c thi'ch thu' bởi vẻ độc đáo của từng làn nước



Thác Corkscrew tại Hocking Hills, Ohio hiểm trở với những vách đá rêu xanh



Một cảnh tượng không thể kỳ vĩ hơn tại thác nước Geiranger Fjord, Norway



Một cảm giác thật ly' thu' khi được ngồi đối diện với thác nước hu`ng vi~ tại rừng Dupont State phía Bắc Carolina



Vẻ đẹp xanh ngút ngàn tại thác nước Molokai, Hawaii



Vẻ đẹp của thác nước tại công viên Plitvice National Park, Croatia khi chụp từ trên cao



Thác Proxy ở Oregon với vẻ đẹp huyền thoại



Màu trắng của thác nước tại Skogafoss, Iceland hòa quyện tuyệt đối với cánh đồng hoa vàng phía dưới



Thác nước Pearl Waterfall dữ dội mạnh mẽ - niềm tự hào của đất nước Trung Hoa



Thác Victoria tại Châu Phi được liên tưởng như phần kem trắng của chiếc bánh ngọt khổng lồ bị cắt đôi



Dòng chảy của một thác nước tại Gorge, Cullowhee, NC cũng đã được nhiếp ảnh gia ghi lại



Hoàng hôn buồn không đủ làm dịu đi sự kỳ vĩ của thác nước tại công viên Yellowstone National Park



Khi nhắc đến những thác nước kỳ vĩ nhất trên thế giới, không thể quên được cái tên của "người khổng lồ" Niagara



Thor’s Well - thác nước tại Cape Perpetua, Oregon, Mỹ luôn đem lại cảm giác hoang sơ cho người thưởng ngoạn



Thác nước Nuorilang Waterfalls, một thắng cảnh đẹp khác tại Trung Quốc



Thác Ebor Falls tại New South Wales, Australia lại thu hút bởi kết cấu từng tầng từng lớp



Toàn cảnh từ trên nhìn xuống của thác Litlanesfoss ở Iceland

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 13.12.2012 07:22:15
0




<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.12.2012 07:11:34 bởi thiên thanh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 14.12.2012 14:19:37
0
Thienthanh sưu tầm được hình thác nước đẹp quá!

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 15.12.2012 01:20:50
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

CƠM GÀ " SIU SIU "
tác giả : Nguyễn Tường Thiết

Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình "pho sua" (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?

Trong một truyện hồi ký của một cây bút văn học mô tả: "Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.…

Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy..."

"Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ! Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!

Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách.. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm 1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Ðêm đêm tiếng nhạc và tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống...

Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt. Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu....

Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông.

Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như "chú Tiều", ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn "chú Tiều", ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông."

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 16.12.2012 02:27:13
0
Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh - The Nativity Story

Thân mời thân hữu Câu Lạc Bộ Tri Âm thưởng thức "Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh" do hãng "Ðường Mới"
(New Line) sản xuất, với sự điều khiển của đạo diễn Catherine Hardwicke.

Phim khởi sự với cuộc tàn sát trẻ em, các Thánh anh Hài tại Bêlem.

Bộ phim ghi lại các câu chuyện trong sách Tin Mừng... Đó là các sự việc thiên thần truyền tin, cuộc thăm viếng
bà Elisabeth, diễn biến ngày sinh nhật của Gioan Tẩy Giả. Cuộc đời Chúa Cứu Thế và đặc biệt Câu chuyện Giáng
sinh là đề tài không bao giờ cũ của nghệ thuật, âm nhạc và điện ảnh.

- Đạo diễn: Catherine Hardwicke
- Diễn viên: Keisha Castle-Hughes, Oscar Isaac, Shohreh Aghdashloo, Ciaran Hinds ...
- Sản xuất: New Line Cinema
- Thể loại: Phim Công giáo
- Quốc gia: USA
- Sản xuất: 01.12.2006
- Thời lượng: 101 phút
- Chia làm 7 phần

[sm=rose1.gif][sm=rose.gif][sm=rose1.gif]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 02:40:50 bởi Trúc Lan >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 16.12.2012 07:07:39
0




Đêm Đông

sáng tác: Nguyễn Văn Thương - thiên thanh hát

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu thương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà


Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 16.12.2012 08:08:57
0




TẤM THIỆP ĐẦU TIÊN
( đến Sao Mai )

anh cầm trên tay tấm thiệp đầu tiên
câu chúc an vui bình yên nhân thế
mới biết tha hương cuối trời dâu bể
hoa tuyết đang rơi báo mùa đông về

đã mấy đông rồi biền biệt sơn khê
em vịn câu thơ đi về bao buổi
tuyết lạnh lưng trời khôn nguôi nỗi nhớ
xa quá quan san cách trở dặm trường

anh cầm trên tay tấm thiệp đầu tiên
ngày gió đông an giấc ngủ ngoan hiền
có đoá nắng vàng bên hiên nở vội
hiển hóa ngôi lời dưới cội tình thương

năm mới an khương lộc tài thịnh vượng
đất mẹ yên bình thôi buổi nhiễu nhương
ngân vọng hồi chuông giáo đường giục giã
ơn phước thiên toà vạn ngã nhân gian

anh cầm trên tay tấm thiệp Giáng Sinh
chợt thấy lòng mình lung linh ánh nến
hạnh phúc đơn sơ từ em mang đến
cũng đủ say vùi trọn giấc đông miên

Noel 2012.dzuylynh


<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 12:53:47 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 16.12.2012 12:11:49
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não

Thụy My, RFI


Thông tín viên nhật báo Le Monde tại Hồng Kông hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Hoàng Chi Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh » đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình « giáo dục lòng yêu nước » của Trung Quốc.

Bài báo mô tả cậu học sinh với cặp kính cận có bề ngoài cũng bình thường như các thiếu niên Hồng Kông cùng độ tuổi 15 với cậu. Nhưng bài diễn văn của Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chifung) với giọng điệu vừa khẩn thiết, lo ngại nhưng vẫn cụ thể, nhắm thẳng vào mục đích, nhất là trước một rừng micro : cậu bé giải thích vì sao phải bằng mọi giá phản đối việc áp đặt « chương trình giáo dục đạo đức ». Đây là môn học mới mà Hoàng Chi Phong khẳng định là nhằm tẩy não, mà chính quyền Hồng Kông định buộc học sinh trung và tiểu học phải theo từ nay cho đến năm 2016.

Cậu bé 15 tuổi đã chiến thắng ! Sau nhiều tháng do dự, một cuộc biểu tình khổng lồ với gần 100.000 người hôm 29/7, nhiều vụ tuyệt thực trong đó có cả các học sinh tham gia, 10 ngày cắm dùi trước trụ sở chính quyền hồi tháng Chín, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông hôm 7/10 cuối cùng đành phải thông báo cho ngưng lại chương trình này.

Muốn đẹp lòng Bắc Kinh, nhưng chính quyền Hồng Kông đã thất bại.

Theo Le Monde, đây là thất bại cay đắng của tân chính quyền Hồng Kông, vốn hy vọng lấy lòng Bắc Kinh qua việc đưa môn giáo dục ái quốc của Trung Quốc vào giảng dạy. Đây cũng là một thắng lợi vang dội của các thanh thiếu niên thuộc phong trào Scholarism mà Hoàng Chi Phong cùng với một người bạn đã thành lập vào giữa năm 2011. Scholarism là động cơ của phe phản đối chương trình này, đã lan rộng suốt trong mùa hè 2012 khiến chính quyền phải lùi bước.

Mục đích chính thức của môn « giáo dục ái quốc » là « tăng cường lòng yêu nước và tình cảm thuộc về đất mẹ Trung Quốc », tại vùng đất từng là thuộc địa Anh trong 150 năm. Chương trình học gồm chào cờ Trung Quốc, các bài học lịch sử giảng giải tính ưu việt của chính quyền độc đảng, và các buổi trẻ em tiểu học phải đứng hát « Em vui sướng được là người Trung Quốc ». Những nội dung này làm cho bất cứ người Hồng Kông nào từng được giáo dục theo kiểu phương Tây với tinh thần phân tích và phê bình cũng phải nổi giận, mà trong số những người phẫn nộ nhất có cậu bé Hoàng Chi Phong.

Sinh vào tháng 9/1996 trong một gia đình Anh giáo trung lưu, Hoàng Chi Phong là con trai duy nhất, cha mẹ cậu là các nhà đấu tranh dân chủ, ủng hộ đảng đối lập ôn hòa Civic Party. Đối với các bạn học, thì cậu cũng bình thường như bao nhiêu bạn khác trong lớp. Hoàng Chi Phong hết sức lịch sự từ chối trả lời phỏng vấn của Le Monde với lý do bận làm bài và « nói tiếng Anh dở ». Theo cậu, « Nếu một phong trào quần chúng bị hướng về phía tôn sùng cá nhân lãnh đạo, thì đó là vấn đề rất đáng ngại ».

Cho dù còn rất trẻ, nhưng Hoàng Chi Phong đã có nhiều kinh nghiệm đấu tranh. Năm 12 tuổi, cậu theo dõi rất kỹ phong trào phản đối việc xây dựng một xa lộ nối Trung Quốc với Hồng Kông, khiến nhiều người dân phải di dời, và phá hủy nhiều làng mạc, đồng ruộng. Đến năm 2010, là vụ năm dân biểu liên tiếp từ chức, đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý mini. Cậu bé có thói quen theo cha mẹ đến dự buổi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn hàng năm được tổ chức vào ngày 4/6 tại công viên Victoria.

Hoàng Chi Phong tự xây dựng nên một mạng lưới những người cùng chí hướng đầy kinh nghiệm. Tháng 6/2011, cùng một người bạn lớn tuổi hơn, cậu mở một trang Facebook và khai sinh phong trào Scholarism. Lập tức tình báo Trung Quốc đã nghe lén điện thoại của cậu bé. Heidi Ma, phát ngôn viên của Scholarism, lớn hơn cậu bé chủ tịch hai tuổi, cho biết : « Hoàng Chi Phong nhận thấy có tiếng vọng bất thường trong điện thoại, và tài khoản của Scholarism trên mạng Vi Bác bị phong tỏa ».

Cho dù có được sự ủng hộ của các tổ chức phụ huynh, các nghiệp đoàn giáo viên và các đảng đối lập, nhưng Heidi Ma khẳng định phong trào vẫn giữ được tính độc lập. Scholarism đã tạo được ảnh hưởng, với nhận định việc tạm ngưng chương trình « giáo dục ái quốc » chưa đủ, mà còn phải hủy bỏ hoàn toàn dự án này.

Le Monde nhận xét, đây là lần đầu tiên từ hơn một chục năm qua, mà những yêu sách của xã hội công dân đạt được mục đích. Scholarism cũng cảnh báo công chúng về các chuyến đi Trung Quốc tham quan văn hóa cho học sinh, được Bộ Giáo dục Hồng Kông tài trợ một phần lớn, rất giống như những cuộc hành hương Mao-ít. Về phần Hoàng Chi Phong, cậu hứa hẹn vẫn cảnh giác về vụ « tẩy não », nhưng đang lao vào một nhiệm vụ mới : « Mở rộng phong trào về sự thức tỉnh của xã hội dân sự ».

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 23:10:15 bởi Phù Vân >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 06:28:46
0



bên em mùa đông

( thu đông xuân hạ trái nhau
nên trăng còn nấp phía sau mặt trời )


ai biêt bên em đông về sớm thế
thu chưa kịp tàn và lá đã khô đâu
chưa tiễn nhau đi lòng đã u sầu
lời sóng thì thào cho giấc ngủ em sâu

anh biết bên em mùa đông đã về
và con sóng buồn vẫn hát khúc đam mê
như anh ngồi đây nghe lời biển kể
sóng nhớ gì mà điệp khúc mãi lê thê...

sóng cuốn rong rêu đi vào huyền thọai
tình đã phai nhòa nỗi nhớ nguôi ngoai
tóc rối hương bay ngập bờ cát trắng
muối có mặn bằng giọt đắng cơn say

cho em vòng tay bờ vai đã lệch
sóng vỗ nghiêng bờ trăng chếch bên song
ai có còn mong biển chiều đôi bóng
bão tố ngập lòng sóng biết hay không

anh biết bên em mùa đông đã về
anh ở bên này mà nhớ bên tê
ai biết bên em đông về sớm thế
biển hát vỗ về điệp khúc ngô nghê...

dzuylynh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 06:43:29
0




https://www.box.com/s/q9rs400l98q63ispiyai

ấm lòng


thơ CaoNguyên_phổnhạc&trìnhbày Dzuylynh
album " Như Giọt Buồn Nhung "


Em bảo anh thử đi trên tuyết
với ly cà phê rất nóng trên tay
sẽ cảm thấy một ngày rất tuyệt
chút ấm lòng, chút lạnh chờm vai!

nếu bây giờ em cũng ở đây
mình hôn nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này sẽ càng thêm nồng
môi em hồng thơm hương tình say!

nếu bây giờ em cũng ở đây...
mình bên nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này chẳng còn giá lạnh
chút ấm lòng cho hương tình say !

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 17:58:12 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 07:00:10
0



https://www.box.com/s/jzjc56lbpzhmltvrndu1

GIAI ĐIỆU MÙA ĐÔNG


Album " Như Giọt Buồn Nhung "
sángtác & trìnhbày : Dzuylynh .

chia xa từ dạo đông sang
sân ga tuyết trắng ngập tràn
điệu Jazz, Starbuck cà phê đắng
hỏi lòng có chút bâng khuâng ?
hỏi lòng có chút bâng khuâng !
tiếng Saxo gào thâu đêm
người kỹ nữ đã say mèm
chết lịm bên ly rượu vang
điệu kèn băng ngang vực sâu
tiếng nhạc ...
khúc sầu ..
em đâu ?
rồi mùa đông có qua mau !
tóc xanh đã chớm bạc đầu
thời gian nước chảy qua cầu
tìm đâu tháng ngày xưa cũ ?
điệu Jazz chìm trong mắt nhau
điệu Jazz buồn ...
ta mất nhau !

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 18:18:36 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 07:11:15
0


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/87C3099B74C44DC0B2D3E7D16B8562B8.jpg[/image]


N G Ã


Hãy rót cho anh ly rượu đỏ
Hắt xuống đời em sợi khói xanh
Chân xiêu hài cỏ giang hà rách
Tay níu càn khôn khanh khách cười
Thành phố mưa bay...Em còn nhớ ?
Luyến lưu chi dáng cũ phai mờ !
Cánh chim non ngạn... chân trời trắng
Thánh giá, mân côi, hạt chuỗi tràng
Ta nghe tiếng hát xa ngàn qúa .
Em đẩy vầng trăng ngã sóng sòai
Bóng mây còn lại hay ngọn lá
Vỡ mảnh trăng ngà ta xót xa ...

dzuylynh

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 07:20:13
0






https://www.box.com/s/pit3t3l912zdipct0tfe


DỌN ĐƯỜNG

thơ ánhBích . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

Album Góc Nhỏ Giáo Đường


Dư âm mùa vọng ngân vang
Báo rằng con Chúa sắp đang Giáng trần
Thế nhân ơi! hãy dọn đường
Buồn đau , hờn trách phủ bằng yêu thương

Uốn lại đường uẩn, khúc cong
Lấp thềm gian dối tay đong thật thà
Công bình bác ái trổ hoa
Trao nhau Thiên khúc "Lạy Cha trên trời "

Mùa Vọng về khắp muôn nơi
Tàn Thu phương Bắc , Hạ vàng trời Nam
Giáng Sinh nhân thế mong chờ
Nhịp tim thống hối vô bờ ăn năn ...

Ngày mai Ngài sẽ Giáng trần
Bêlem máng cỏ Thiên Thần hoan ca
Trầm hương toả ngát - Thánh Ân
Con Người xuống thế vạn nhân vui mừng !

Vang vang khúc hát tưng bừng
Dọn đường treo ánh đèn thương nến tình
Nghìn sao đêm tối lung linh
Dọn đường Thiên Phước bình minh rạng ngời ...

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 22:42:12 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 23:42:21
0


http://www.box.net/shared/8h5ghrvc3h6ed89x5c5b



ĐƯỜNG VỀ
thơ Teresa ánhBích . nhạc & trình bày Dzuylynh
album Góc nhỏ giáo đường

Những cơn mưa hôm nay
Rơi thấm lạnh bờ vai
Ướt đôi chân mỏi mòn
Quạnh hiu bên cuộc đời
Niềm đau và hạnh phúc
Cay đắng lẫn ngọt ngào ...

Nắng rơi bên kia sông
Giông tố có dần qua ?
Ngã nghiêng giữa dòng đời
Hằn sâu thân nhọc nhằn
Nợ gian trần cưu mang
Xin cho chút bình an !

Cuộc sống là trang sách
Hôm qua ...rồi hôm nay ...
Khi ánh hào quang tỏa
Lồng trang Kinh nhiệm màu
Ngày mai là trang mới
Ngàn sau còn tinh khôi ...

Chuông giáo đường ngân nga
Thánh Lễ chiều Misa
Giữa đất trời xa lạ
Tha hương buồn viễn xứ
Ân sủng Ngài ban xuống
Bài ca Thánh êm đềm ...

Sợi nắng chiều có hanh !
Sương đêm về lành lạnh
Con gió nhẹ lay lắt ...
Chiếc lá xanh lìa cành
Dù mầm xanh vẫn xanh
Dù đời em vắng anh !
Nhưng tiếng Ngài đã gọi !
Con từ bỏ thân mình ...

Mỗi bước chân nhỏ nhoi
Gieo Tin Mừng muôn lối
Tình yêu ơn cứu rỗi
Yêu tha nhân yêu người ...

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ...Amen !
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen !
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen !


Mary Goretti Church 2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 23:47:25 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.12.2012 23:58:52
0


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88231/820EA9D37D2C4B7A964BACFA7995681B.jpg[/image]




PHẬN ĐỜI

thơ Teresa ánhBích
nhạc và trình bày: dzuylynh

album Góc nhỏ giáo đường

phải ta như chiếc lá
hời hợt chốn nhân gian
chờ một ngày bão giông
rụng rơi rớt bên thềm
trót mang thân phận đời
du mục cát bụi thôi
lỡ lầm vương tội lỗi
ăn năn dưới chân Người
ngày quay về với bụi
sẽ mang theo được gì
ngòai con tim nhân ái
hoa quả vườn tâm linh
từ trời cao vọng ngân
tên con thiên thần gọi
màu áo trắng trinh nguyên
xin vâng ngàn thánh ý
giang mở rộng vòng tay
làm chứng nhân cho thầy
gieo công bình bác ái
người yêu thương nơi đây
chiếc lá rơi lìa cành
bay về trước tôn nhan
trang sách đời khai phá
nguyện xin chuỗi hồng ân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2012 00:29:18 bởi dzuylynh >

Đóa Hồng Tím
  • Số bài : 505
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.06.2009
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 18.12.2012 05:36:43
0
ĐÊM GIÁO ĐƯỜNG
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/71281/C29F3384729B41A4A922E982ECC1DFC0.jpg[/image]


em trở lại hôm ni khung màu sắc
cõi chúng mình, thành phố của anh - em
cơn gió nhẹ, hồn Paris thay mặt
đón em về nay, mai lại chờ anh

nắng Giáng Sinh với mùa đông không tuyết
chạy dài đường cùng đoá tím bâng khuâng
( màu nhớ nhung , màu em thường quay quắt
khi em nhìn con chim sắt vươn nhanh )

đêm hăm hai , nôn nao hoài đành thức
đợi vài giờ trời trở lại bình minh
tám giờ sáng , ngắm bóng mình trang sức
một tí hồng trên má, mỹ miều xinh

đêm giáo đường cạnh bên người yêu dấu
lòng bàn tay quyện giữa lòng bàn tay
ngoài lời kinh , ngoài tiếng chuông hư ảo
chỉ hai đứa mình và nhịp tim say !

đông hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2012 06:07:32 bởi thương yêu >
Attached Image(s)
quê hương em là Huế
quê tim em là anh

Thay đổi trang: << < 282930 > >> | Trang 28 của 36 trang, bài viết từ 811 đến 840 trên tổng số 1076 bài trong đề mục