LỊCH SỬ
Tiệc chửa tàn canh,rượu chửa say
Còn đây ta hẹn khúc quanh nầy…
Quyết thề giữa trận vung tay kiếm
Cùng hẹn bên trời đạn xé mây[1
Đất Tống bao lần thành quách đổ [2]
Trời Nam muôn thủơ rạng kỳ đài
Sân nhà giặc đến toàn dân đánh
Hàm tử [3],Chi Lăng[3]…xác giặc đầy…
Duong Lam
[voduonghonglam]
NOTES:
-----------
[1]
Đạn pháo binh… bắn vòng cầu, xé mây đi…
[2]
Năm
1075,
Vương An Thạch cầm quyền chính nhà Tống, tâu với vua Tống là
Đại Việt bị Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. Vua Tống sai Thẩm Khởi, và Lưu Di làm tri Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt.
Vua Lý biết tin, sai ông và Tôn Đản đem hơn 10 vạn binh đi đánh. Quân bộ gồm 60.000 người do các tướng Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc
[8], Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn,
Vi Thủ An chỉ huy, tổng chỉ huy là Tôn Đản. Bộ binh tập trung ngay ở các châu Quảng Nguyên, Môn (Đông Khê), Quang Lang, Tô Mậu rồi tràn sang đánh các trại Vĩnh Bình, Thái Bình, Hoành Sơn, châu Tây Bình, Lộc Châu. Một cánh quân khác đóng gần biên giới Khâm châu cũng kéo tới đánh các trại Như Hồng, Như Tích và Đề Trạo, "quân ta tới đâu như vào nhà trống không người"
[9].
Lý Thường Kiệt chỉ huy 40.000 quân thủy cùng voi chiến đi đường biển từ châu Vĩnh An (
Quảng Ninh) đổ bộ lên đánh các châu Khâm, Liêm;
Tông Đản vây châu Ung. Ngày
30 tháng 12 năm 1075, quân Nam tiến chiếm thành
Khâm Châu, bắt toàn bộ quan quân mà không phải giao chiến một trận nào. Ba ngày sau, 2 tháng 1 năm 1076,
Liêm Châu cũng thất thủ
[10].
Khi được tin hai châu Khâm, Liêm đã mất, nhà Tống rất hoang mang, lo ngại, các tướng ở địa phương bối rối. Ti kinh lược Quảng Nam tây lộ vội vã xin viện binh: 20.000 quân, 3.000 con ngựa, xin thêm khí giới, đồ dùng và một tháng lương, và xin được điều động các dân khê động, tất cả lấy dọc đường từ Kinh đến Quảng Tây. Để điều khiển quân được mau chóng, ti ấy cũng xin dời đến thành Tượng, gần phía bắc
Ung Châu[11].
Trong lúc bối rối, triều đình Tống đối phó rất lúng túng. Vua Tống cách chức Lưu Di và sai Thạch Giám thay coi
Quế Châu và làm kinh lược sứ Quảng Tây.
Trên các mặt trận, quân Lý hoàn toàn làm chủ. Lý Thường Kiệt cho đạo quân ở Khâm và Liêm Châu tiến lên phía Bắc. Đạo đổ bộ ở Khâm Châu kéo thẳng lên Ung Châu. Đường thẳng dài chừng 120 cây số, nhưng phải qua dãy núi Thập Vạn. Còn đạo đổ bộ ở Liêm Châu tiến sang phía đông bắc, chiếm lấy Bạch Châu, dường như để chặn quân tiếp viện của Tống từ phía đông tới. Hẹn ngày 18 tháng 1 năm 1076, hai đạo quân sẽ cùng hội lại vây chặt lấy Ung Châu.
Ung Châu là một thành lũy kiên cố, do tướng Tô Giám cùng với 2.800 quân cương quyết cố thủ.
Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay thuộc thành phố
Nam Ninh, khu tự trị
Quảng Tây) phá tan được, chém Trương Thủ Tiết tại trận.
Tri Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày. Sau cùng quân Việt dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào thành, trong thành thiếu nước, không thể chữa được cháy. Cuối cùng quân Nam bắt dân Tống chồng bao đất cao đến hàng trượng để họ trèo lên thành. Ngày thứ 42, thành bị hạ, tướng chỉ huy Tô Giám tự thiêu để khỏi rơi vào tay quân Lý
[12]. Người trong thành không chịu hàng, nên bị giết hết hơn 58.000 người, cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000
[12], tuy nhiên quân Lý cũng tổn thất đến một vạn người và nhiều voi chiến
[11].
Lý Thường Kiệt làm cỏ xong thành Ung, lại lấy đá lấp sông ngăn cứu viện rồi đem quân lên phía Bắc lấy Tân Châu. Viên quan coi Tân Châu, nghe thấy quân Nam kéo gần đến thành, liền bỏ thành chạy trốn
[13]. Mục tiêu hoàn thành, Lý Thường Kiệt cho rút quân về.
Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về nước.
Nhà Lý cho những người phương bắc đó vào khai phá vùng Hoan - Ái (Thanh - Nghệ).
[3
Trận Hàm Tử - Tây Kết
Để phòng thủ mặt phía Nam của thành
Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử - nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương - nay ở Thượng Phúc, thuộc
Thường Tín,
Hà Nội). Tháng 5,
Trần Quang Khải dẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa Đô và
Ô Mã Nhi ở
Thanh Hoá,
Nghệ An giao chiến với quân Trần do
Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với
Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công
[41].
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền
Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt.
Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng
nhà Tống đã khôi phục sang giúp
Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên
quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người
Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần.
Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở
Hàm Tử Quan,
Toa Đô vẫn không biết rằng
Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân
Toa Đô đóng ở sông
Thiên Mạc[12](đoạn
sông Hồng ở
Hưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày,
Toa Đô biết tin quân
Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về
Tây Kết (
Khoái Châu).Ngày 24 tháng 6 năm 1285,
Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh
Toa Đô.
Toa Đô và
Ô Mã Nhi thua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy,
Toa Đô bị quân
Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng
Vũ Hải của
nhà Trần chém đầu.
Ô Mã Nhi thì chạy thoát về
Thanh Hóa. Theo
Đại Việt sử ký toàn thư, vua
Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của
Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói "người làm tôi phải nên như thế này" rồi sai người khâm niệm tử tế.
[4]
Trận Chi Lăng
Tháng 9 năm 1427, Liễu Thăng đi đường
Quảng Tây, Mộc Thạnh đi đường
Vân Nam sang cứu Vương Thông. Đường Liễu Thăng đi dự tính từ Lạng Sơn, qua Xương Giang để vào Đông Quan. Lê Lợi sai Lê Sát cùng Lê Văn Linh,
Lưu Nhân Chú mang 2 vạn quân và 5 voi trận lên ải Chi Lăng đón đánh.
Ngày 8 tháng 10, cánh quân Liễu Thăng tiến vào Việt Nam. Lê Sát đặt phục binh ở Chi Lăng rồi sai tướng giữ ải là Trần Lựu mang quân ra đánh nhử, giả thua, trước tiên bỏ ải Pha Lũy về
ải Chi Lăng. Quân Minh hăng hái tiến lên giành ải Pha Lũy, rồi tiến đến Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), hai bên lại đụng nhau ở Chi Lăng, Trần Lựu lại thua chạy. Liễu Thăng dẫn quân tiên phong tiến lên trước, Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên cùng hơn 1 vạn quân Minh.
nguon :Wikipedia
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.05.2014 13:57:46 bởi duonglam >