Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 175 bài trong đề mục
Tác giả Bài
Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 17.09.2005 23:27:13
Nói đến Kinh dịch do Nguyễn Hiến Lê biên soạn, trước tiên phải nói đến tiểu sử của ông.
HB xin được chép vào đây tiểu sử của Nguyễn Hiến Lê theo tài liệu biên soạn.

HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
(1912-1984)


    Nguyễn Hiến Lê tự là Lộc Đỉnh, sinh ngày 8 - 1 - 1912, quê làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hồ Sơn Bình)

    Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước, thuở nhỏ học tại trường Yên Phụ, Trường Bưởi, Trường Cao đ8ảng Công chánh Hà Nôi. Năm 1934 tốt nghiệp làm việc tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ nên có điều kiện hiểu biết về đất nước và con người ở các địa phương thuộc khu vực nạy Sau cách mạng Tháng Tám, ông bỏ đời sống công chức , đi dạy học ở Long Xuyện Năm 1952 thôi dạy, lên Sài Gòn mở nhà xuất bản và sống bằng ngòi bút.

    Những năm trước 1975 tại Sài gòn, Nguyễn Hiến Lê là một trong vài người cầm bút được giới trí thức quí mến về tài học, nhân cách đối với xã hội cũng như trong học thuât. trong đời cầm bút của mình trước khi mất, ông đã xuất bản được đúng 100 bộ sách, về nhiều lĩnh vực: Văn học, Ngôn ngữ học, Triết học, Tiểu luận phê bình, Giáo dục, Gương danh nhân, Du kí, dịch tiểu thuyết...Do thành quả lao động nghiêm cẩn của mình, ông được nhiều người trân trong. Những năm 60,70 chính quyền Sài gòn đã tăng ông "Giải thưởng văn chương toàn quốc", "Giải tuyên dương sự nghiệp văn học", với một ngân phiếu lớn (tương đương mấy chục lượng vàng). Ông đã công khai từ chối với lý do "dùng tiền ấy để giúp nạn nhân chiến tranh" và bản thân tác giả không hề dự giải .

    Tác phẩm của ông là những đóng góp lớn cho văn hóa Việt Nam. Năm 1980 ông về ẩn cư ở Long Xuyên, rồi bệnh mất ngày 22-12-1984 tại Sài Gòn, hỏa thiêu ở Thủ Đức, hưởng thọ 72 tuổi.

    Các tác phẩm tiêu biểu của ông:

    Lịch sử thế giới, Đông Kinh nghĩa thục, Bán đảo Ả Rập, Văn minh Ả rập, Sử Trung Quốc, Lịch sử văn minh Trung quốc, Nguồn gốc văn minh... Đại cương văn học sử Trung Quốc, Văn học hiện đại Trung Quốc, Cổ văn Trung Quốc, Hương sắc trong vườn văn, Luyện văn, Sử kí Tư Mã Thiên, Chiến Quốc sách, Tô Đông Pha, Đại cương Triết học Trung quốc, Mạnh Tử, Liệt Tử và Dương Tử, Nhà giáo họ Khộng Để hiểu văn phạm, khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Gương danh nhân, Gương hy sinh, Gương kiên nhẫn, Ý chí sắt đá, Gương phụ nữ, Những cuộc đời ngọai hạng, Tìm hiểu con chúng ta, Thế hệ ngày mai...

    Kể từ năm 1975 đến năm mất (1984) ông viết thêm được trên 20 tác phẩm dài hơi (phần lớn về Trung Quốc học) như:
    Mặc học, Hàn Phi Tử , Trang Tử, Kinh Dịch, Đạo của người quân tử, Hồi Ký...Tuân Tử, Golgol, Chekhos, và một tác phẩm lớn về Sử Trung Quốc.

    (Theo từ điển nhân vật lịchsử Việt Nam - NXBKHXH)


    ************

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nguyễn Hiến Lê


    Tôi viết tập này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậc chính nhân quân tử thời xưa .

    Vì vậy tôi bỏ bớt phần bói tóan, huyền bí và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.

    Mặc dầu vậy, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có ít lời hướng dẫn dưới đây.

    Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách .

    Sách gồm 2 phần:

    - Phần 1: Giới thiệu, có 6 chương, từ I đến VI.
    - Phần II: Kinh và truyện: Kinh thì tôi dịch tròn 64 quẻ, Truyện thì chỉ dịch Hệ từ truyện.

    Phần I - Chương I và II quan trọng, bạn nên đọc kỹ:

    - Chương III đọc để nhớ và hiểu được ý nghĩ Kinh Dịch.
    - Chương IV rất quan trọng, nên đọc rất kỹ, chỗ nào không hiểu thì đánh đấu ở ngòai lề để sau coi lại.

    Đọc xong Chương IV rồi, nên hãy tạm nhảy chương V và VI mà đọc tiếp ngay bản dịch 64 quẻ trong phần II.

    Mỗi ngày chỉ đọc 2,3 quẻ thôi, đọc kỹ cho hiểu . Đọc được độ mươi quẻ thì những quẻ sau sẽ thấy dễ hiểu.

    Chương IV giúp bạn hiểu 64 quẻ, mà 64 quẻ cũng giúp bạn hiểu thêm chương IV, vì vậy trong khi đọc 64 quẻ bạn nên thường tra lại chương IV, lúc đó bạn sẽ hiểu những chỗ đã đánh dấu ở ngoài lề mà lần đầu tiên bạn chưa hiểu .

    Công việc đó xong rồi, bạn đọc kỹ Chương V và VI Phần I và lúc này bạn hiểu được ý nghĩa trong hai chương quan trọng đó, nhất là Chương VI. Đọc lần đầu dù kỹ tới đâu cũng chưa gọi là hiểu hết, nhất là chưa nhớ được gì nhiều .

    Nghĩ một thời gian, bạn nên đọc lại lần thứ nhì, lần nầy mau hơn lần trước.

    Rồi lâu lâu bạn nên coi lại những chỗ bạn cho là quan trọng cần nhớ .
    Muốn hiểu thêm Kinh Dịch, bạn nên tìm đọc những sách tôi đã giới thiệu trong cuốn sách nầy.

    Cách tìm một quẻ.

    Mỗi quẻ có số thứ tự của nó trong kinh, thành phần và tên.

    Ví dụ: Quẻ (hình quẻ hai âm, hai dương, hai âm) số thứ tự là 62, thành phần là Lôi (hai âm, một dương) ở trên, Sơn (một dương hai âm) ở dưới, tên là Tiểu Quá.


    **********

    CHƯƠNG I

    NGUỒN GỐC KINH DỊCH VÀ NỘI DUNG PHẦN KINH


    NGUỒN GỐC:

    Một sách bói mà thành sách triết.

    Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch.

    Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nhưng nguồn gốc của nó - tức bát quái - thì có thể sớm hơn vào cuối đời Ân, 1.200 năm trước Tây Lịch.

    Nó không do một người viết mà do nhiều người góp sức trong một ngàn năm, từ Văn Vương nhà Chu mãi đến đầu đời Tây Hán nó mới có hình thức gần như hình thức ngày nay chúng ta được biết từ Tây Hán đến nay, trên 2.000 năm nữa, thời nào cũng có người tìm hiểu nó thêm, đem ý riêng của mình và tư tưởng của thời đại giọi vào nó, khiến cho ý nghĩa và công dụng của nó mỗi ngày một nhiều và một xa nguồn gốc.

    Do đó, không thể gọi nó là tác phẩm của một nhà nào cả, không phải của Khổng gia cũng không phải của Lão gia, và Vũ Đồng, tác giả bộ Trung Quốc triết học đại cương (Thương vụ ấn thư quán) gọi nó là tác phẩm chung của một phái, phái Dịch học, mà những người trong phái nầy gồm nhiều triết gia xu hướng khác nhau.

    Mới đầu nó chỉ là sách bói, tới cuối đời Chu thành một sách triết lý tổng hợp những tư tưởng về vũ trụ quan, nhân sinh quan của dân tộc Trung Hoa thời Tiên Tần; qua đời Hán nó bắt đầu có màu sắc tượng số học, muốn giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục, tới đời Ngũ Đại nó được dùng trong môn lý số đời Tống nó thành lý học; ngày nay một số nhà bác học phương Tây như C.G Jung tâm lý gia nổi danh của Đức và Raymond de Becker (Pháp) muốn dùng nó để phân tích tiềm thức con người, coi nó là một phương pháp phân tâm học.

    Điều kỳ dị nhất là môn "dịch học" nó chỉ dựng trên thuyết âm dương , trên một vạch liền ________ tượng trưng cho dương, một vạch đứt ___ ___ tượng trưng cho âm, hai vạch đó chồng lên nhau, đổi lẫn cho nhau nhiều lần thành ra tám hình bát quái, rồi tám hình bát quái này lại chồng lẫn lên nhau thành sáu mươi bốn hình mới:Lục thập tứ quái .
    Dùng sáu mươi bốn hình này, người Trung Hoa diễn được tất cả các quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, từ những hiện tượng trên trời dưới đất, những luật thiên nhiên tới những đồ dùng, những công việc thường ngày như trị nước, ra quân, trị nhà, cưới hỏi, ăn uống , xử thế...

    Các ông "Thánh" Trung Hoa đó quả thực có một sáng kiến mới mẻ, một sức tưởng tượng, suy luận lạ lùng, khiến người phương Tây ngạc nhiên và có người Âu (J.Lavier) đã dùng một vài quẻ để giải thích một vài hiện tượng khoa học, sự tiến triển của khoa học.

    Sự kiện dùng hai vạch để giảng vũ trụ, xã hội đó thật ít ai quan niệm nổi, cho nên ngay người Trung Hoa đã tạo ra nhiều truyền thuyết để giải thích nguồn gốc Kinh Dịch.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.02.2006 00:05:42 bởi NuHiepDeThuong >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 18.09.2005 02:33:00
(tiếp theo)


Truyền thuyết về Kinh Dịch.

Những truyền thuyết đó nhiều khi mâu thuẫn, vô lý, như huyền thọai, nhưng vì có nhiều người tin chắc hoặc “đành phải chấp nhận vì không có thuyết nào hơn cho nên chúng ta cần biết qua, chứ đi sâu thì theo tôi, chỉ mất thì giờ vô ích.

1. Truyền thuyết vua Phục Hy tạo ra bát quái:

Theo Từ Hải thì Phục Hy còn có tên là Bào Hy, Thái Hạo v.v. . . là một trong ba ông vua thời Thái cổ, hai ông kia là Tọai Nhân, Thần Nông. Phục Hy dạy dân săn bắn, đánh cá, nuôi súc vật, tạo ra bát quái và thư khế (văn tự, khế ước).

Không hiểu Phục Hy ở thế kỷ nào, có sách nói là thế kỷ 43, có sách nói là thế kỷ 34 trước Tây Lịch ông làm vua 115 năm, truyền được 15 đời, rồi tới Tọai Nhân dạy dân dùi cây hay cọ hai miếng gỗ với nhau mà lấy lửa. Thần Nông dạy làm ruộng.

Như vậy thì Phục Hy không phải là tên một người (cũng như Sào Thị, Tọai Nhân Thị, Thần Nông Thị), chỉ là một tên người đời sau đặt ra để tượng trưng một thời đại, thời đại dân tộc Trung Hoa còn ăn lông ở lỗ, sống bằng săn bắn, hái lượm, chưa thể có văn tự được muốn ghi chép việc gì thì dùng cách buộc nút (kết thằng) hoặc lấy đá nhọn gạch những vạch lên một khúc cây như một số dân tộc lạc hậu hiện nay còn sống thưa thớt ở giữa Phi Châu, Úc Châu, Nam Mỹ Châu.
Nói bát quái thì có từ thời đó, cách thời chúng ta năm, sáu ngàn năm thì nó chỉ có thể là những vạch để đánh dấu cho dễ nhớ, như những con số thôi, chứ không có gì khác (chúng tôi sẽ trở lại điểm này ở đoạn sau)

a) Thiên Hệ từ thượng truyện – Chương 11:

- Ở sông Hà hiện ra bức đồ, ở sông Lạc hiện ra trang chữ, thánh nhân phỏng theo” (Hà Xuất Đồ, Lạc Xuất Thư, Thánh Nhân Tắc Chi)

Tuy đọan đó không nói rõ, nhưng đặt nó vào tòan thiên thì phải hiểu rằng Phục Hy phỏng theo bức đồ hiện ra ở sông Hà, trang chữ hiện ra ở Sông Lạc để vạch ra bát quái.

b) Thiên Hệ tử hạ truyện, Chương 2 chép rõ hơn:

* Ngày xưa họ Bào Hi (tức Phục Hi) cai trị thiên hạ , ngửng lên thì xem các hình tượng trên trời, cúi xuống thì xem các phép tắc ở dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi với trời đất (của từng miền), gần thì lấy ở thân mình, xa thì lấy ở vật, rồi làm ra bát quái, để thông suốt các đức thần minh và điều hòa cái tình của vạn vật (Cổ giả Bào – có người đọc là Bao Hi thị chi vương thiên hạ dã, ngưỡng tắc quan tượng ư thiên, phủ tắc quan pháp ư địa, quan điểu thú chi văn dữ thiên địa chi nghi, cận thủ chư thân, viễn thủ chư vật, ư thị thủy tác bát quái dĩ thông thần minh chí đức, dĩ loại vạn vật chí tình).

Như vậy là ngay trong Kinh Dịch đã có hai thuyết mâu thuẫn nhau rồi, Âu dương Tu, một văn hào đời Bắc Tống đã vạch ra chỗ mâu thuẫn đó trong tập: Dịch đồng Tử Vấn. Đại ý ông bảo: Đọan trên (chương 11 thượng truyện) nói rằng bát quái là do trời sai long mã ở sông Hà đội lên mà giao cho Phục Hi, không phải do người làm ra (phi nhân chi sở vi, thị thiên chi sở giáng đã), đọan dưới (chương 2 hạ truyện) lại bảo bát quái là do người làm (Phục Hi xem các hiện tượng trên trời dưới đất mà vạch ra), bức đồ hiện trên sông Hà không dự gì tới (thị nhân chi sở vi, hà đồ bất dự yên), vậy thì biết tin thuyết nào?
Câu “ “Hà xuất đồ, Lạc xuất thư, thánh nhân tắc chi” dẫn trên lại mù mờ nữa, vì chữ thánh nhân đó không chỉ rõ ai, một ông thánh hay nhiều ông thánh ?

Có người hiểu là 2 ông thánh. Phục Hy và vua Vũ nhà Hạ (2-205-2.197)

Do đó phát sinh ra tới 4 thuyết:

- Phục Hy xem xét các hiện tượng trên trời mà vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Tiên thiên Bát Quái)
- Phục Hy phỏng theo Hà Đồ (bức đồ hiện ở sông Hà) mà vạch ra bát quái.
- Phục Hy phỏng theo cả Hà Đồ lẫn Lạc Thư ( trang chữ xuất hiện ở sông Lạc) mà vạch ra bát quái, Hà Đồ và Lạc Thư vậy là cùng xuất hiện trong đời Phục Hi (thuyết này của Du Diễm đời Tống).

Lạc Thư không xuất hiện ở đời Phục Hy mà xuất hiện trong đời vua Vũ nhà Hạ, nghĩa là khoảng một hai ngàn năm sau, và vua Vũ phỏng theo nó để vạch ra bát quái (người đời sau gọi là Hậu thiên bát quái). Bát quái này cũng y hệt bát quái trên, chỉ có vị trí các hình là khác thôi (tôi sẽ xét trong một đọan sau) và để đặt ra Cửu trù hồng phạm, tức chín lọai về qui phạm lớn của trời đất, nói cho dễ hiểu là chín phương pháp để cai trị thiên hạ. Nhưng Cửu trù hồng phạm chẳng liên quan gì tới Kinh Dịch cả.

Về Hà Đồ, truyền thuyết bảo rằng đời Phục Hy có một con Long mã (lòai ngựa thần, hình thù như con rồng mình xanh lục có vằn đỏ, xuất hiện trên sông Hòang Hà, đội một bản dồ, bản đồ đó là sách mệnh trời ban cho Phục Hi để trị thiên hạ. Những đời sau mỗi khi có thánh vương xuất hiện như đời vua Nghêu, vua Thuấn . . .đều được trời ban cho Hà Đồ.

Còn về Lạc Thư thì trong khi vua Vũ trị thủy, thấy một con rùa thần cũng do trời sai xuống hiện lên ở sông Lạc – một chi nhánh của sông Hòang Hà – trên lưng có những nét đếm từ 1 đến 9.

Thuyết Hà Đồ chắc khá phổ biến ở đời Chu, chính Khổng tử cũng tin. Luận ngữ, Thiên tử Hản, bài 8, ông than thở với môn đồ: “chim Phượng chẳng đến, bức đồ chẳng hiện trên sông (Hòang) Hà, ta hết hy vọng rồi” (Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hỉ phù!” Chìm Phụng và Hà đồ mà xuất hiện là điềm thánh vương ra đời, Khổng tử không thấy hai vật đó, cho rằng thánh vương không ra đời, đạo của ông không sao thi hành được. Có thể ông cũng tin rằng đời Phục Hi có Hà Đồ xuất hiện, còn như ông có cho rằng Phục Hi phỏng theo Hà đồ mà vạch ra bát quái hay không thì không có gì làm chắc (trong một chương sau, chúng tôi sẽ chỉ rõ Hệ từ truyện thượng và hạ không phải của ông viết).

Hình Hà đồ và Lạc Thư hồi mới xuất hiện ra sao, không ai biết. Người ta bảo nó mất từ thế kỷ thứ VII trước TL. (nghĩa là trước thời Khổng tử hơn 100 năm), mãi tới thời Hán Vũ Đế (149-86) tức năm thế kỷ sau, một người cháu đời thứ mười hai của Khổng Tử, là Khổng An Quốc, một học giả, đại thần của Vũ Để không hiểu căn cứ vào đâu để lập 2 hình đó, truyền lại đời sau, rồi lại mãi đến đời Tống Huy Tôn (1101-1125) khỏang mười hai thế kỷ sau Khổng An Quốc, hai hình đó mới được in trên sách như chúng ta đã thấy dưới đây:
Hà Đồ Lạc Thư

<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2006 14:43:33 bởi Mọt Sách >
Attached Image(s)

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 18.09.2005 19:16:26
Cả trên hai hình đó (gọi chung và tắt là đồ thư) những vòng tròn trắng đều là số dương (lẻ), những vòng tròn đen đều là số âm (chẳn)

- Trên hình Hà Đồ, hàng a và b, mỗi hàng có 5 vòng đen, cộng với nhau thành 10, 10 là số âm.
- Chúng ta nhận thấy có những số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9 cộng lại là 25, và những số chẳn: 2. 4. 6. 8. 10 cộng cả lại là 30.
- Cộng 25 (lẻ) với 30 (chẳn) được 55.
- Trên hình Lạc Thư, có những số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, cộng cả lại là 25, y như trên Hà Đồ, còn số chẳng chỉ có 2, 4, 6, 8, cộng là 20.
- Cộng 25 (lẻ) với 20 (chẳn) được 45.
Những vòng tròn (có người gọi là nét) trên Lạc Thư được bố trí trên mình con rúa thần như sau: đầu đội chín, đuôi một, hai vai (hay hai chân trước) 2 và 4, hai chân sau 6 và 8, giữa lưng 5.

Chúng tôi xin độc giả để ý: long mã là một con vật trong huyền thọai, con rùa thần mà mang trên lưng những vòng tròn đen trắng như vậy cũng là một huyền thọai nữa! Sao 2 hình đó giống nhau thế: Số dương (lẻ) đều là 25, ở giữa đều có số 5, những vòng tròn y hệt nhau mà sao hình bên phải không gọi là đồ như hình bên trái, lại gọi là thư, nhất là sosánh những hình đó với hình bát quái thì dù giàu tưởng tới mấy cũng không thể bảo rằng bát quái phỏng theo hai hình đó được.

Điều này cũng rất đáng để ý nữa. Trên hình Lạc Thư, đến từ trái qua phải ta thấy:
- Hàng trên có những số: 4 (vòng đen), 9 (vòng trắng), 2 (vòng đen).
- Hàng giữa có những số: 3 (vòng trắng), 5 (vòng trắng) 7 (vòng trắng).
- Hàng dưới có những số: 8 (vòng đen), 1 (vòng trắng), 6 (vòng đen).
- Ta thử sắp xếp những con số đó thành một hình vuông như dưới đây (gọi là hình ma phương)

4 9 2
3 5 7
8 1 6


Rồi cộng những số theo hàng ngang:
Hàng trên: 4 + 9 + 2 = 15
Hàng giữa: 3 + 5 + 7 = 15
Hàng dưới: 8 + 1 + 6 = 15

Cộng theo hàng dọc:
Hàng bên trái: 4 + 3 + 8 = 15
Hàng giữa : 9 + 5 + 1 = 15
Hàng bên phải: 2 + 7 + 6 = 15

Cộng theo hai đường chéo của hình vuông cũng được 4 + 5 + 6 = 15 và 2 + 5 + 8 = 15

Hình vuông kỳ dị đó, người phương Tây cũng đã tìm thấy từ thời cổ, dùng nó làm bùa, cho nên gọi nó là Carré magique: ma phương.

Trong thiên nhiên đâu có hình như vậy, phải là do óc sáng tạo của lòai người.
Rõ ràng là Khổng An Quốc hay một người nào khác đã bịa ra để cố giảng vũ trụ bằng những con số, tạo nên môn tượng số học cực kỳ huyền bí.

Do đó mà đời sau có người lớn tiếng mắng Khổng An Quốc là kẻ có tội nặng nhất với thánh nhân (ám chỉ Khổng tử, cụ tổ 12 đời của Khổng An quốc) , đã làm cho kinh Dịch mất ý nghĩa triết lý sâu xa đi mà biến nó thành một tác phẩm vô nghĩa lý. Thực ra người đầu tiên có tôi là kẻ viết Chương 9 Hệ từ thượng truyền kia (coi phần dịch ở sau). Khổng An Quốc đã căn cứ vào đó chứ không hòan tòan phịa ra hết.
Nhưng bị người nầy mắng thì lại được người khác khen là có công với Dịch học, làm cho ý nghĩa Kinh Dịch thêm phong phú và Kinh Dịch nhờ đó một phần đã thành một kỳ thư.

Ý KIẾN MỘT SỐ HỌC GIẢ NGÀY NAY

Thuyết Phục Hi phỏng theo Hà Đồ, Lạc Thư mà vạch bát quái nhấtđịnh là không thể tin được, mà thuyết ông xem xét các hình tượng trên trời, các phép tắc dưới đất, các văn vẻ của chim muông thì cũng rất khó chấp nhận.

Từ đầu thế kỷ đến nay, người ta đã đào được ở An Dương (tỉnh Hà Nam ngày nay) hằng vạn hằng ức giáp cốt (mai, yếm rùa và xương vai, xương chậu của trâu, bò, ngựa . . .) đời Thương (1766-1401), trên thấy khắc nhiều quẻ bói. Đây là một quẻ trích trong cuốn East Asia – The Great tradition (Modern Asia éditions – Tokyo 1962)

Ba chữ bên trái là ba chữ giữa là hai chữ bên phải là hai chữ ở dưới cùng là

Ý nghĩa là: Ngày Tân mão hỏi qủi thần (bói): ngày hôm nay, ngày Tân, cúng mưa hay không mưa?

Chúng ta thấy, chữ thời nay còn phảng phất như chữ thời đó, nhất là những chữ :

Nhưng trên nhữnggiáp cốt đó và cả trên những đồ đồng đời Thương, tuyệt nhiên không thấy hình bát quái. Sự thực là từ đời Thương về trướcchưa có bát quái. Người đời Thương chỉ mới biết lối bói bằng yếm rùa gọi là bốc . người ta lấy yếm chữ không phải mai rcon rùa (vì yêm mềm hơn, dễ nứt hơn mai), dùng mủi nhọn đâm vào những chỗ lỏm, rồi hơ trên lửa những chỗ lõm đó nứt ra, rồi tùy vết nứt có hình ra sao mà đóan quẻ tốt hay xấu.

Cuối đời Ân hay qua đời Chu người ta mới tìm được cách bói bằng cỏ thi (tiếng khoa học gọi là Achillea sbirica), một thứ cây nhỏ cao khỏang một thước như cây cục, có hoa trắng hoặc hồng nhạt. Cách bói đó gọi là phệ và dùng bát quái mà đóan, giản dị hơn cách bói bằng yếm rùa. Vì hình nét nứt trên yếm rùa đã không có hạn lại khó biện giải, còn những quẻ và hào trong phép bói bằng cỏ thi đã có hạn, lại dưới mỗi quẻ, mỗi hào có lời đóan sẳn, nhất định, khí bói gặp quẻ nào, hào nào, cứ theo lời đóan sẳn đó mà suy luận, công việc dễ dàng hơn nhiều. Vì vậy mà phép bói đo mới đầu gọi là dị : dễ dàng. Chữ dị bày với chữ dịch là một. Về sau, không biết từ thời nào mới gọi là dịch.

Theo thuyết đó của Dư Vĩnh Lương trong tập san Nghiên cứu Lịch sử ngôn ngữ của Trung Ương nghiên cứu viện (Phùng Hữu Lan dẫn trongTrung quốc Triết họcsử - Chương 15), thì bát quái chỉ có thể xuất hiện trong đời Ân, từ cuối đời thương đến đầu đời Chu, và bát quái tạo ra chỉ để bói.

Lại còn một thuyết mới nữa của Trần Thực am trong tập Tiểu Học thức tự Giáo bản do Nghiêm Linh Phongdẫn trong tập Dịch Học Tân Luận (Chính trung thư cục ấn hành – Đài Bắc 1971) Trần thực Am cho rằng bát quái chỉ là những con số thời xưa Trung hoa chưa dùng thập tiến pháp (numération décimale), chưa đến mười chỉ 7 số thôi, tức chỉ dùng thất tiến pháp.

1, 2, 3 , 4, 5 , 6, 7

Số 7 ngược lại với số 1 và địa vị của nó như địa vị số 10 trong thập tiến pháp, còn quẻ (đòai) ngược lại với quẻ (cấn) số 2, là số mấy thì tôi không biết.

Họ Trần còn bảo vì dùng thất tiến pháp cho nên thời đó gọi bảy ngày là một tuần, cúng người chết thì 7 tuần tức 49 ngày gọi là mãn thất; từ đời Ân, đời Chu trở đi mới dùng thập tiến pháp, và truy niệm người chết khi được 10 tuần (mỗi tuần 10 ngày) tức 100 ngày. Đời sau, người Trung Hoa truy niệm theo cả hai cách đó.

Thuyết này mới quá, ngược lại với thuyết trên vì – vì nếu vậy thì bát quái phải có từ đời Thương, trở về trước, sao không thấy trên các giáp cốt ? Vả lại nếu hình trêngiáp cột chúng tôi đã sao lại ở trang trên đúng là ở đời Thương thì đời đo, người Trung đã biết kết hợp thập can (giáp, ất, bính, đinh . . .quí) với thập nhị chi (ti, sửu, dẫn, mão .. .hợi) để chỉ ngày, tháng và năm thì lẻ nào lại không biết thập tiến pháp ? Vì những lẽ đó mà chúng tôi chưa dám tin Trần Thực Am.

Do Lưỡng nghi thành Tứ tượng rồi thành Bát quái.

Tóm lại, bát quái do ai tạo ra, từ thời nào, tới nay vẫn còn là một bí mật, sau này cũng không chắc gì tìm ra được manh mối.

Bây giờ chúng ta cứ hảy tạm cho rằng nó có trước đời Văn Vương nhà Chu (thế kỷ XII tr. T.L) và do một hay nhiều bộ óc siêu quần vô danh nào đó dùng hai vạch liền và đứt chồng lên nhau, thay đổi lẫn nhau mà tạo nên.

Trong Đại Cương Triết Học Trung Quốc Thượng – tr.451, chúng tôi đã chỉ một cách chồng các vạch trích trong Kinh thế chỉ yếu của Sái Trầm.

Dưới đây là một cách nữa.

Mới đầu chỉ có lưỡng nghi là dương (vạch liền) và âm (vạch đứt)

,

Chúng ta lấy dương chồng lên dương , rồi lấy âm chồng lên dương, được hai hình tượng

,

Bên đây cũng vậy, chúng ta lấy âm chồng lên âm, rồi lấy dương chồng lên âm, được hai hình tượng nửa:

,

(vạch dương, vạch dương)1
(vạch âm, Vạch dương)2
(vạch âm, vạch âm)3
(Vạch dương, Vạch âm)4


Như vậy được bốn hình tượng, gọi là tứ tượng.
Tứ tượng có tên là thái dương, thiếu dương, thái âm, thiếu âm.

Chúng tôi theo Vũ Đồng gọi hình 1 là thái dương, hình 2 là thiếu dương, hình 3 là thái âm , hình 4 là thiếu âm. Do lẻ chúng tôi đã dẫn trong Đại Cương Triết học Trung Quốc – Thượng, tr 171, nhiều sách cho hình 4 là thiếu dương, hình 2 là thiếu âm

Tứ tượng tượng trưng cho nhật, nguyệt, tinh thần (mặt trời, mặt trăng, định tinh và hành tinh .)

Vì trong tập này chúng tôi chỉ chú trọng đến bát quái, đến phần triết học, nên không xét về tứ tượng thuộc về thiên văn học.

Sau cùng chúng ta lấy dương lần lượt chồng lên cả bốn hình trên, theo thứ tự 1, 2, 3, 4
Rồi lấy âm lần lượt chồng lên cũng cả bốn hình đó theo thứ tự 3, 4, 1, 2 được:

Càn (I), ly (II), Cấn (III), Tốn (IV) ,
Khôn (V) , Khảm (VI), Ðoài (VII) , Chấn (VIII)


Như vậy được hết thảy 8 hình gọi là bát quái, tám quẻ. Mỗi quẻ cỏ vạch gọi là 3 hào xuất hiện lần lần từ dưới lên, cho nên khi gọi tên cũng khi đóan quẻ, phải đếm, xét từ dưới lên, hào dưới cũng là hào 1, rồi lên hào 2, hào 3.

(Có ai cứu giùm HB không, không thể đưa hình mấy vạch âm dương vào được phải thay thế bằng những chữ âm dương trong ngoặc, và không thể xếp theo hàng ngang được cho dễ coi mà phải xếp thành hàng dọc, rất khó coi)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2006 14:37:58 bởi Mọt Sách >

Trương Củng
  • Số bài : 531
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.01.2005
  • Nơi: Dòng sông quê hương
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 03:14:43
Giúp HB một tay, không biết có đúng với trong sách không. HB có thể bấm vào nút sửa bài để sửa lại nếu không đúng.
Sau đây là tên và ký hiệu của 8 quẻ, nếu có gì trục trặc thì xem đây để copy lại.
càn ☰
khảm ☵
chấn ☳
tốn ☴
cấn ☶
ly ☲
khôn ☷
đoài ☱

Ðang tìm cách vẽ chồng hai quẻ lên với nhau thành trùng quái cho đủ 64 quẻ như các quẻ : Mông, Nhu, Tụng, Minh di, Ðại húc, Tiểu húc ... cho đến Ký tế, Vị tế. Không chắc là làm được.

Thân
TC

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 04:11:55
Cám ơn Trương Cùng có nhã ý sửa giùm HB, nhưng khó khăn là ở chỗ vẽ mấy cái vạch tượng trưng cho từng quẻ, ở word HB vẽ rất ngon, nhưng khi chép vào đây thì mất hết, Trương Cùng nghĩ coi làm thế nào để đưa những gạch âm dương vào kế chữ càn, chữ khôn, v.v. để người ta có thể phân biết thế nào là quẻ càn, thế nào là quẻ khôn, thế nào là cấn, khảm, khôn, đòai.
Đây là sách của Nguyễn Hiến Lê, HB chỉ chép lại theo lời yêu cầu của một bạn trong thư quán, lở hứa rồi nhưng làm coi bộ hơi khó, vì đánh gỏ bao nhiêu cũng được nhưng muốn chép hình với chữ hán vào thì thật là bó tay.

Các bạn nghiên cứu giùm HB, HB chép vô từ từ, chừng nào tìm được đối sách thì chúng ta cùng sửa.

Cám ơn nhiều nhiệu
HB

vvn
  • Số bài : 1184
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.06.2005
  • Nơi: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 05:20:17
Dùng font Unicode Yijing (MS Words) hay Code2000 (Web or Windows applications) để type các hexagram
TC và HB xem ở đây nhé:
http://www.unicode.org/charts/PDF/Unicode-4.0/U40-4DC0.pdf
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2005 06:47:32 bởi vvn >

vvn
  • Số bài : 1184
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.06.2005
  • Nơi: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 06:41:04
Nếu chỉ thấy toàn dấu hỏi ? Bạn cần Font code2000 download ở đây: http://home.att.net/~jameskass/code2000_page.htm

1.乾 ䷀: Càn
2.坤 ䷁:Khôn
3.屯 ䷂ :Truân
4.蒙 ䷃:Mông
5.需 ䷄:Nhu
6.訟 ䷅:Tụng
7.師 ䷆:Sư
8.比 ䷇:Tỉ
9.小畜 ䷈:Tiểu Súc
10.履 ䷉:Lý
11.泰 ䷊:Thái
12.否 ䷋:Bĩ
13.同人 ䷌:Ðồng Nhân
14.大有 ䷍:Ðại Hữu
15.謙 ䷎:Khiêm
16.豫 ䷏:Dự
17.隨 ䷐:Tuỳ
18.蠱 ䷑:Cổ
19.臨 ䷒:Lâm
20.觀 ䷓ :Quan
21.噬嗑 ䷔:Phệ Hạp
22.賁 ䷕:Bí
23.剝 ䷖:Bác
24.復 ䷗:Phục
25.無妄 ䷘:Vô Vọng
26.大畜䷙:Ðại Súc
27.頤 ䷚:Di
28.大過 ䷛:Ðại Quá
29.坎 ䷜:Khảm
30.離 ䷝:Ly
31.咸 ䷞:Hàm
32.恆 ䷟:Hằng
33.遯 ䷠:Ðộn
34.大壯 ䷡:Ðại Tráng
35晉 ䷢:Tấn
36.明夷 ䷣: Minh Di
37.家人 ䷤: Gia Nhân
38.睽 ䷥: Khuê
39.蹇 ䷦: Kiển
40.解 ䷧: Giải
41.損 ䷨: Tổn
42.益 ䷩: Ích
43.夬 ䷪: Quái
44.姤 ䷫: Cấu
45.萃 ䷬: Tuỵ
46.升 ䷭: Thăng
47.困 ䷮: Khốn
48.井 ䷯: Tỉnh
49.革 ䷰ : Cách
50.鼎 ䷱: Ðỉnh
51.震 ䷲: Chấn
52.艮 ䷳: Cấn
53.漸 ䷴: Tiệm
54.歸妹 ䷵: Qui Muội
55.豐 ䷶: Phong
56.旅 ䷷: Lữ
57.巽 ䷸: Tốn
58.兌 ䷹: Ðoài
59.渙 ䷺: Hoán
60.節 ䷻: Tiết
61.中孚 ䷼: Trung Phu
62.小過 ䷽: Tiểu Quá
63.既濟 ䷾: Ký tế
64.未濟 ䷿:Vị Tế



TC thêm tên 64 quẻ vào nhé

Làm xong 64 quẻ này là sắp phải thay kính luôn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.09.2005 14:58:00 bởi Trương Củng >

vvn
  • Số bài : 1184
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 10.06.2005
  • Nơi: Tà Nguyệt Tam Tinh Động
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 07:31:24
(testing)

Số,Quẻ,Tên quẻ,Nội quái,Ngọai quái
1 Thuần Càn, Càn, Càn
Giải nghĩa: Kiện dã. Chính yếu. Cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên Hanh Lợi Trinh chi tượng: tượng vạn vật có khởi đầu, lớn lên, toại chí, hóa thành.
2 Thuần Khôn, Khôn, Khôn
Giải nghĩa: Thuận dã. Nhu thuận. Thuận tòng, mềm dẻo, theo đường mà được lợi, hòa theo lẽ, chịu lấy. Nguyên Hanh Lợi Trinh chi tượng.
3 Thủy Lôi Truân, Chấn, Khảm
Giải nghĩa: Nạn dã. Gian lao. Yếu đuối, chưa đủ sức, ngần ngại, do dự, vất vả, phải nhờ sự giúp đỡ. Tiền hung hậu kiết chi tượng: trước dữ sau lành.
4 Sơn Thủy Mông, Khảm, Cấn
Giải nghĩa: Muội dã. Bất minh. Tối tăm, mờ ám, không minh bạch, che lấp, bao trùm, phủ chụp, ngu dại, ngờ nghệch. Thiên võng tứ trương chi tượng: tượng lưới trời giăng bốn mặt.
5 Thủy Thiên Nhu, Càn, Khảm
Giải nghĩa: Thuận dã. Tương hội. Chờ đợi vì hiểm đằng trước, thuận theo, quây quần, tụ hội, vui hội, cứu xét, chầu về. Quân tử hoan hội chi tượng: quân tử vui vẻ hội họp, ăn uống chờ thời.

Trương Củng
  • Số bài : 531
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.01.2005
  • Nơi: Dòng sông quê hương
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 15:22:53
Gởi Huyền Băng:
Nhờ Có Vnn chỉ chỗ download font Hexagram, bây giờ HB có thể dùng bảng 64 quẻ trên để copy và paste vào bài của mình.

Những chữ Hán trong bài thì trừ khi TC thấy được qua bản Scan thì mới gõ vào máy được. Cho dù đọc được phiên âm Hán Việt chưa chắc viết trúng chữ Hán, đoán mò từ âm Hán Việt là chuyện năm ăn năm thua!!! Số Chữ Hán của TC có chưa đầy một nắm tay.
Thân
TC
Vạn kim bảo kiếm tàng thu thuỷ
Mãn mã xuân sầu áp cẩm yên.

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 18:00:36
: Càn (hay kiền) vi thiên là trời có đức cứng mạnh, là đàn ông.
: khôn vi địa là đất, có đức nhu thuận, là đàn bà.
: li vi hỏa là lửa, sáng.
: Khảm vi thủy là nước, hiểm trở.
: cấn vi sơn là núi, yên tĩnh.
: đoái (hay đoài) vi trạch là chầm(đầm), vui vẻ.
: tốn vi phong là gió, vào.
: chấn vi lôi là sấm, động

Tám qủe còn nhiều ý nghĩa nữa, như ý nghĩa về các người trong nhà, về phương hướng, màu sắc, lọai vật . . . , nhưng chúng ta hãy biết bấy nhiêu thôi.

Điều cần nhất là các bạn trẻ phải thuộc rõ 8 hình trên, hể trong thấy hình nào, chẳng hạn hình (Tốn) thì phải gọi được tên của nó, “vì tốn vi phong”, ngược lại hể nghe thấy nói quẻ tôn, hay chỉ nghe thấy nói phong, là phải vẽ ngay được hình nó.

Ngày xưa, nhà Nho dùng một thuật để nhớ, là học thuộc lòng 8 câu dưới đây:

Càn tam liền (ba vạch liền)

Khôn lục đọan (sáu vạch đứt)

Chấn ngưởng vu (bát để ngửa)

Cấn Phúc uyển (chén để úp)

Khảm trung mãn (đầy ở trong)

Li trung hư (rông ở trong)

Đòai thượng khuyết (hở trên)

Tốn hạ đoạn (đứt dưới)

Những bạn nào không biết chữ Hán có thể theo cách này của tôi:

Trước hết chúng ta bỏ quẻ Càn và quẻ Khôn đi vì ai cũng cũng nhớ ngày rồi, còn lại 6 quẻ mà có 1 hào âm (một vạch đứt), tức quẻ Li , quẻ đòai , quẻ tốn , 3 quẻ còn lại khảm , cấn , chấn đều có một hào dương một vạch liền.

Chúng ta chỉ cần nhớ vị trí ba vạch đứt trong 3 quẻ có 1 hào âm thôi.

Quẻ Li là lửa thì vạch đứt ở giữa, như hình miệng lò.

Quẻ Đòai là chầm (đầm) thì vạch đứt ở trên cùng, như chỗ trũng trên mặt đất .

Qủe tốn là gió thì vạch đứt tất phải ở dưới cùng . Vạch đứt, âm đó tương trưng sự mềm mại, dịu dàng của gió.

Nhớ như vậy rồi thì vẽ được ba quẻ đó vì hai hào kia của mỗi quẻ là vạch liền (dương).

Vẽ được 3 quẻ đó rồi thì vẽ được ba quẻ trái với chúng về ý nghĩa cũng như về các vạch:

Khảm (nước) trái với (li (lửa), thì gồm một vạch liền ở giữa còn lại hai vạch kia đứt

Cấn (núi) trái với Đòai (chằm) núi thì nổi lên trên mặt đất, chằm thì trũng xuống – vạch liền ở trên cùng.

Chấn (sấm): trái với Tốn (gió) – Sấm động mạnh, gió thổi nhẹ - vạch liền ở dưới cùng

Tiên thiên và hậu thiên bát quái:

Tương truyền là tám quẻ mới đầu Phục Hi sắp theo vòng tròn hình I bên trái, rồi sau Văn vương sắp lại theo hình II




<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2006 14:52:34 bởi Mọt Sách >
Attached Image(s)

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 19.09.2005 21:52:09
Hình I : Tiên thiên bát quái
Hình II: Hậu thiên bát qúai

Thuyết đó chưa tin được : không có gì chứng rằng bát quái trước thời Văn Vương có phải sắp như hình I không, mà trong phần kinh của Chu dịch cũng không có chỗ nào nói tới việc Văn Vương sắp lại bát quái.

Chỉ trong phần truyện (Thuyết quái truyện, Chương III) chúng ta thấy câu này: “Trời và đất vị trí định rồi, cái khí (khí lực) của núi và chằm thông với nhau, sấm gió nổi lên với nhau, nước và lửa chẳng diệt nhau, tám quẻ cùng giao với nhau (Thiên địa định vi, sơn trạch thông khí, lôi phong tương bạc th3uy bất tương xạ, bát quái tương thác).

Trong đọan đó tác giả sắp bát quái thành từng cặp trái nhau như trong hình I: càn với khôn, cấn với đòai, chấn với tốn, li với khảm.

Nhưng trong Chương V cũng thuếyt quái truyện lại có câu “đế xuất hồ chấn”: Vị chủ tể trên trời xuất hiện ở phương chấn, thì lại hợp với hình II vì hình này đặt chấn ở phương đông (phương mặt trời mọc) còn hình I đặt chấn ở đông bắc (chúng ta nên nhớ trên các bản đồ thời cổ của Trung Hoa, bốn phương đặt ngược với bản đồ ngày nay nghĩa là họ đặt bắc ở dưới, nam ở trên, đông ở bên trái, tây ở bên mặt).

Hình I gọi là tiên thiên bát quái, hình II là hậu thiên bát quái. Hai tên đó không có trong Kinh Dịch, hiển nhiên là do người đời sau, hoặc một đời Hán, hoặc Thiệu Khang Tiết đặt ra.

Tiên Thiên bát quái có nghĩa là bát quái tượng trưng vũ trụ (thiên) hồi đầu, hậu thiên bát quái tượng trưng vũ trụ hồi sau. Hồi đâu là hồi nào? Hồi sau là hồi nào? Không ai biết chắc. Có người giảng hồi đầu là hồi vũ trụ còn vô hình, hồi sau là hồi vũ trụ đã thành hình. Vô lý: khi vũ trụ còn vô hình thì sao đã có núi, có chằm?

Có người lại giảng tiên thiên bát quái là những hiện tượng xảy ra trên các thiên thể (nghĩa là khi vũ trụ đã thành hình), còn hậu thiên là những hiện tượng ở trên mặt đất (Bửu Cầm: Tìm hiểu Kinh Dịch – Sài gòn – 1957) . Vậy là trên các thiên thể cũng có trời, có đất, có núi, chằm . . . như trên trái đất ?



Có người đem thiên văn học của phương Tây mà giảng tiên thiên bát quái, chẳng hạn bảo Càn gồm ba hào dương, tòan là dương khí, sáng rực rỡ chính là một biển lửa, một định tinh, khôn có ba hào âm, tòan khí âm, đen lạnh, “có thể ví các sao đen tối của nhà thiên văn học Emile Belot” v.v. (Bùi Thị Bích Trâm – Thiên Văn – Huế 1942 – do Nguyễn Duy Cần dẫn trong dịch học tinh hoa_Saigon 1973)



Từ khi mộy số học giả đời Hán dùng Kinh Dịch để giảng về thiên văn, nguồn gốc vũ trụ, nhất la từ khi có hai hinh tiên thiên và hậu thiên bát quái, chắc đã có nhiều người căn cú vào hai hình ấy, rồi vào hai hình Hà Đồ, Lạc Thư mà lập ra những thuyết mới sau nay khoa học thiên văn của phương Tây có một phát kiến nào mới thì tất sẽ có những người giảng lại, tiền thiên và hậu thiên cho hợp với những phát kiến mới. Chỉ có tám hình hai mươi bốn vạch liền và đứt, cho nên sẽ rất dễ gây sự tưởng tượng của con người.



So sánh hai hình I và II, chúng tôi thấy vị trí của các quẻ thay đổi hết: hình I, Càn ở Nam, Khôn ở Bắc, L ở Đông, Khảm ở Tây… Hình II, Càn ở Tây Bắc,Khôn ở Tây Nam, Li ở nam, khảm ở bắc…



Nếu quả là do văn Vương sắp lại bát quái thi tại sao ông lại thay đổi như vậy? Ông để Li ở phương Nam, có lý, mà để Khảm ở phương Bắc, kể như cũng có lý. Vì Khảm trái với Li, nước trái với lửa, Bắc trái với Nam. Nhưng tại sao ông không cho Càn đối với Khôn, như trong hình I? mà cho nó đố với Tốn? và khôn đối với Cấn…



Chúng tôi thú thật không hiểu nổi.Kinh Dịch không giảng cho ta về những điểm đó cả. Trong Kinh Dịch còn có nhiều điều khó hiểu nữa, chúng ta đành phải chấp nhận thôi(1).



Trùng quái:

Chúng ta biết lưỡng nghi chồng lên nhau một lần thành tứ tượng, chồng lên một lần nữa là bát quái.



Chỉ có 8 quẻ với 24 hào thì không thể diễn được nhiều hiện tượng, sự việc, nên lại phải chồng lên thêm một lần nữa. lần này không lấy 1 vạch âm hay dương như lần thứ nhì, mà lấy trọn một quẻ chồng lên tất cả 8 quẻ; chẳng hạn thấy quẻ Càn chồng lên càn và 7 quẻ kia, lấy quẻ Li chồng lên Li và cả 7 quẻ kia, như vậy mỗi quẻ thành ra 8 quẻ mới ,tám quẻ thành 64 quẻ mới, mỗi quẻ mới gồm 6 hào, cộng là 64 x 6 : 384 hào, tạm đủ để diễn được khá nhiều hiện tượng ,sự việc rồi. Toới đây ngừng, vì nếu chồng thêm nữa thì nhiều quá , sẽ rối như bòng bong.



Sáu mươi bốn quẻ mới này gọi là trùng quái (quẻ trùng) để phân biết với tám quẻ nguyên thủy gọi là đơn quái (quẻ đơn).

Ai làm công việc trùng quái đó? Có bốn thuyế:

Vương Bật (đời Ngụy) cho rằng Phục Hi tạo ra bát quái rồi tự mình trùng quái.
Trịnh Huyền (đời Hán) cho rằng Thần Nông trùng quái.
Tôn Thịnh (không rõ đời nào) cho là vua Vũ nhà Hạ.
Tư Mã Thiên (đời Hán) cho là Văn Vương.


Hai thuyết cuối trái với Hệ từ, vì theo Hệ từ hạ truyện, chương II thì:

Bào Hi mất rồi, Thần Nông lên thay (….) lấy hình tượng ở quẻ Phệ hạp (tức một trong 64 quẻ trùng) mà nảy ra ý hco dân họp hcợ, trao đổi sản vật. Vậy là đời Thần nông đã có trùng quái rồi, đời Hạ và đời Chu sau Thần Nông cả mấy ngàn năm, không lẽ còn làm việc trùng quái nữa.



Mà thuyết thứ nhì cũng khó tin. Thần Nông làm công việc trùng quái rồi lại do hình tượng và tên một quẻ ông đã tạo ra (quẻ Phệ Hạp) mà nẩy ra ý họp chợ? (coi phần II – Hệ từ hạ, cuối Chương II)

Rốt cuộc , nếu tin ở Hệ từ thì phải chấp nhận thuếyt thứ nhất: Chính phục Hi tạo ra 8 đơn quái rồi thấy nó không đủ để thông thần minh chi đức, lọai vạn vật chi tình (Hệ từ hạ - Chương II), nên tự trùng, tức tự chồng các quẻ lên nhau thành 64 trùng quái.

Nhưng Phục Hi ( và cả Thần Nông nữa) đều là những nhân vật huyền thọai và như trên hcúng tađã nói, bát quái không thể có từ đời Thương trở về trước 9dược. Vậy thì chỉ cóthể do một người nào đó trong đoời Ân tạo ra bát quái rồi có lẽ Văn Vương9dờoi Chu làm công việc trùng quái. Thuyết này trái với Hệ từ truyện thậ,t nhưng Hệ từ truyền đáng tin hay không?



Đa số các nàh Dịch học đời sau chấp nhận thuyết 1 và thuếyt 4, cho nên hcúng ta thấy họ dùng cả tiên thiên bát quái (họ cho là của Phục HI) và hậu thiên bát quái của Văn Vương, do 9dó có hai cách trùng quái, một cách theo tiên thiên bát quái, một cách theo hậu thiên bát quái.



Theo Tiên thiên bát quái, có thể bắt đầu từ quẻ Càn hay quẻ khôn. Dù bắt đầu từ quẻ nào thì cách chồng quẻ cũng như nhau: mỗi đầu theo chiều ngược kim đồng hồ, gặp quẻ Càn (nếu bắt đầu từ quẻ khôn) hoặc gặp quẻ Khôn (nếu bắt đầu từ quẻ Càn) thì ngừng lại, rồi quay trở lại bắt tiếp từ quẻ bên cạnh Càn hay Khôn mà theo chiều thuận kim đồng hồ, chồng nốt cho hết tám quẻ.



Đồ “Phương vị 64 quẻ của Phục HI – coi các trang ở sau – bắt đầu từ quẻ khôn (quẻ ở đầu hàng trên hình vuông ở giữa đó), cho nên dưới đây tôi cũng chồng theo cách đó.

KHÔN : chồng lên khôn thành quẻ thuần khôn (quẻ số O trên đồ “Phương Vị” – Số 0 này do tôi đánh, theo Leibniz, coi các trang ở sau độc giả sẽ hiểu tại sao).

CẤN: chồng lên không thành quẻ số 1 trên đồ.

KHẢM : -nt- 2 -nt-

TỐN : -nt- 3 -nt-

Tới đây bỏ chiều ngược kim đồng hồ, bắt từ quẻ Chấn (ở bên cạnh Khôn) mà theo chiều thuận kim đồng hồ để chồng tiếp:

CHẤN: chồng lên khôn thàn quẻ số 4.

LI : -nt- 5.

ĐÒAI: -nt- 6.

CÀN : -nt- 7, tức quẻ Thiên Địa Bĩ.

(Càn là thiên, Khôn là 9dịa, cho nên gọi là Thiên Địa, còn Bĩ là tên quẻ cho ý nghĩa của quẻ: bế tắc, như bĩ trong “bỉ cực thái lai”



Thế là hết một vòng bắt đầu là Khôn, cuối cùng là Can. Một quẻ Khôn đẻ ra tám quẻ dứng hàng đầu trên hình ở giữa đồ Phương vị, từ số 0 đến số 7.



Qua vòng thứ nhì, cũng bắt đầu từ quẻ Khôn mà chồng theo hai chiều: chiều ngược: Không chồng lên Cấn , Cấn lên Cấn, Khản lên Cấn, Tốn lên Cấn; rồi theo chiều thuận: chấn lên Cấn, Li lên Cấn, Đóai lên Cấn, càn lên Cấn. Đựơc 8 quẻ nữa từ số 8 đến số 15 trên hàng nhì ở giữa hình.



Như vậy chồng 8 vòng, được 8 hàng, 64 quẻ, quẻ cuối cùng số 63 là quẻ Thuần Càn.



Trùng quái theo cách thứ nhì, dùng hậu thiên bát quáithì bắt đầu từ quẻ Cànrồi tuần tự theo chiều thuận kim đồng hồ, chồng:



Quẻ Càn lên, được quẻ Thuần Càn.

Quẻ Khảm lên, được quẻ Sơn Thiên Đại Súc, v.v. . tới quẻ cuối cùng là qủe Đòai, được quẻ Trạch Thiên Quải.

Như vậy là hết một vòng, được một nhóm 8 trùng quai.

Qua vòng thứ nhì, bắt đầu từ quẻ Khảm, lại chồng:

Quẻ Càn lên, được quẻ Thiên Thủy Tụng.

Quẻ Khảm lên (vẫn theo chiều thuận) được quẻ Thuần khảm.

Quẻ Cấn lên, được quẻ Sơn Thủy Mông v.v. . tới quẻ Đòai, được quẻ Trạch Thủy Khốn.

Như vậy là hết vòng thứ nhì, được một nhóm 8 trùng quái nữa.

Chồng hết 8 vòng ,được 64 trùng quái.

Cách chồng này giản dị hơn cách trên, được nhiều sách dẫn, mặc dầu không nói rõ là của Văn Vương, như vì dùng thứ tự các quẻ trong hậu thiên bát quái của Văn Vương, nên chúng tôi gọi là sách của Văn Vương.



Cuối sách này có một bảng đủ 64 quẻ chồng theo sách đó (coi Phụ Lục – Đồ biểu 64 quẻ).



Chồng theo cách nào thì kết quả cũng như nhau, và cũng có 8 quẻ thuần, gọi là bát thuần (thuần nghĩa là Càn lại chồng lên Can, Khảm lại chồng lên Kham, Cấn lại chồng lên Cấn .)



Ngòai ra , các sách bói và lý số còn có một cách sắp quẻ theo từng nhóm nữa như:

Nhóm Trùng càn gồm Thuần Càn, Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn, Thiên Địa Bĩ, Phong Địa Quan, Sơn Địa Bác, Hỏa Địa Tấn, Hỏa Thiên Đại hữu.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 02:31:53 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 20.09.2005 05:19:12
1 Thuần càn
2 Thiên PhongCấu
3 Thiên Sơn Độn
4 Thiên Địa Bỉ
5 Phong Đại Quán
6 Sơn Địa Bác
7 Hỏa Địa Tấn
8 Hỏa Thiên Đại Hữu

Chúng ta nhận xét sự biến đổi của các hào dương thành âm theo thứ tự: từ dưới lên, lên đến hào 5 (ở quẻ Sơn Địa Bác) thì biến ngược trở xuống, âm thành dương.
- Nhóm Trùng Khảm gồm Thuần Khảm, Thủy Trạch Tiết, Thủy Lôi Truân, Thủy Hỏa Kí Tế, Trạch Hỏa Cách, Lôi Phong Hằng, Địa Hỏa Minh Di, Địa Thủy sư v.v. . .
- Trong mỗi nhóm như vậy, quẻ Thuần là quẻ cái, còn 7 quẻ kia là quẻ con. Cách này chắc xuất hiện trễ, từ đời Ngũ Đại hay đời Tống và chỉ dùng vào việc bói tóan hay đóan số, nên chúng ta biết qua vậy thôi, không cần nhớ.

Nội Quái và Ngọai Quái:
Mỗi quẻ trùng gồm hai quẻ đơn, quẻ đơn, ở dưới gọi là nội qúi, quẻ ở trên gọi là ngọai quái. Ví dụ quẻ Thiên Phong Cấu thì Thiên, tức Càn là ngọai quái, Phong tức tốn là nội quái.
Mỗi quẻ trùng gồm sáu hào, đánh số từ dưới lên: hào 1 gọi là Sơ, hào 2 gọi là nhị, hào 3 gọi làtam, hào 4 gọi là tứ, hào 5 gọi là ngủ, hào trên cũng không gọi là lục mà gọi là thượng (đọc một đọan sau độc giả sẽ hiểu tại sao)
Ví dụ: Quẻ Địa Thiên Thái:
Hào thượng
5 Quẻ trên là Khôn :địa (Ngọai quái)
4
3 Quẻ dưới là Càn: Thiên (Nội quái)
2
Hào Sơ
Gọi là nội quái, ngọai quái vì sắp theo vòng tròn thì quẻ Càn ở trong (nội) gần trung tâm, còn quẻ Khôn chồng lên nó, ở ngòai (ngọai), xa trung tâm (coi đồ Phương vị 64 quẻ của Phục HI , tr.37, quẻ 56 trên vòng tròn)
Vì có việc chồng hào và chồng quẻ như vậy nên khi tìm hiểu ý nghĩa, khi đóan quẻ, phải xét từ dưới lên, từ hào sơ lần lần lên tới hào thượng.
Nhưng khi gọi tên quẻ thì theo thứ tự từ trên xuống, cho nên gọi là địa thiên; còn chữ Thái ở sau trỏ nghĩa của quẻ: Thái là yên ổn (như thái bình thông thuận). Một thí dụ nữa: quẻ thủy hỏa kí tế.
Đọc tên quẻ đó bạn phải hiểu ngay: ngọai quái (ở trên) là Khảm (thủy), nội quái (ở dưới) là Li (hỏa) , và vẽ ngay được hình dưới đây:
Khảm (thủy)
Li (hỏa)

Hào sơ, hào tam, hào ngũ là dương, hào nhị, hào tứ, hào thượng là âm. Còn Kí tế là nghĩa của quẻ: đã thành đã xong ,đã qua sông .
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.03.2006 15:04:23 bởi Mọt Sách >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 20.09.2005 06:41:39
Hỏi Trương Cùng một chút !
Mấy quẻ đơn Trương Cùng chép giùm HB sao nó chỉ là những ô vuông, làm sao cho nó hiện hỉnh Mấy quẻ kép thì HB copy được rồi. Vậy nhờ TC chép lại xem sao nhé.
Cám ơn TC nhiều

Huyền Băng

Trương Củng
  • Số bài : 531
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.01.2005
  • Nơi: Dòng sông quê hương
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 20.09.2005 15:30:36
Tám Quẻ Ðơn TC đánh ở trên thuộc về Unicode có mã số Hexadecimal (Unicode HEX) từ 2630 đến 2637.
Cách dùng hex code ở MS word và ở Diễn Ðàn (HTML):
Với MSWord gõ bàn phím như sau:
Nhấn và giữ phím Alt, gõ các phím theo thứ tự như sau: + 2 6 3 0
thả phím Alt sẽ hiện ra quẻ Càn ☰, chú ý: Phím + nằm ở tận cùng bên phải bàn phím (Numeric Keypad).
tương tự với các quẻ khác, như Ðoài là Alt + 2 6 3 1, Ly là Alt + 2 6 3 2

Trên Diễn Ðàn dùng HTML code: gõ các phím &#x2630 được quẻ ☰.
tương tự thế 4 số cuối vào, từ 2630 đến 2637, sẽ có đủ 8 quẻ.

Trường hợp của HB, Màn hình chỉ hiện ô vuông không thấy được gì hết không không có nghĩa là có gì trục trặc trong đó cả, các code vẫn còn nằm đấy, HB chỉ cần vào điều chỉnh Regional and Language options để đọc Traditional Chinese trong Controls panel thì sẽ thấy được hình của các code đó. Nói một cách khác hiện giờ HB gõ các phím đúng như TC đã chỉ ở trên, HB có thể chỉ thấy ô vuông nhưng các bạn khác đều thấy được hình các quẻ!!! (điều kỳ diệu của Unicode)

Số thứ tự các Hex code của các quẻ đơn:
☰ 2630 Càn
☱ 2631 Ðoài
☲ 2632 Ly
☳ 2633 Chấn
☴ 2634 Tốn
☵ 2635 Khảm
☶ 2636 Cấn
☷ 2637 Khôn

Có thể mở rộng các phương pháp này cho các trùng quái nếu HB muốn, mã số từ 4dc0 đến 4dff, xem trong bảng PDF của VVn ở trên. Chỉ cần nhớ ở MSword nhấn và giữ phím Alt rồi dấu + ở Numeric Kepad, còn ở DÐ thì gõ các phím &#x đi trước các Hex code.

Hy vọng HB đọc xong bài này không bị nhức đầu. TC cố tìm cách giải thích dễ hiểu nhất, mong rằng giúp HB được ít nhiều.
Thân
TC
-------------
Lúc trước thấy có bài viết trên diễn đàn chỉ cách điều chỉnh Regional and Language Options để đọc tiếng Hán Phồn Thể (Traditional Chinese) nhưng kiếm nãy giờ mà không thấy. Không biết có ai còn nhớ không?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2005 16:04:29 bởi Trương Củng >
Vạn kim bảo kiếm tàng thu thuỷ
Mãn mã xuân sầu áp cẩm yên.

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 20.09.2005 21:27:40
NỘI DUNG PHẦN KINH

Ba lọai Dịch.

Tác phẩm đầu tiên nói về kinh Dịch là cuốn Chu Lễ. Theo từ điển Từ Hải, tác phẩm này mới đầu có tên là Chu Quan, chép về quan chấp chế độ quan lại tược lộc) đời Chu, xuất hiện sau đời Khổng tử và Mạnh tử, khá phổ biến thời Chiến Quốc, Lưu Hâm (con Lưu Hướng) dưới thời Hán Ai Đế và Vương Mãng, mới đổi tên là Chu Lể.

Sách đó chép đời Chu có ba lọai bói, có quan thái bốc giữ ba lọai dịch: Liên sơn Dịch, Qui Tàng Dịch và Chu Dịch.

Về nguồn gốc của Liên Sơn Dịch và qui Tàng Dịch, có ba bốn thuyết, đều không tin được. Người thì bảo Liên Sơn là của Phục Hi, Qui Tàng của Hòang đế, người lại bảo Liên Sơn của Thần Nông, Qui Tàng của Hòang đế, người lại bảo Liên Sơn là dịch của Nhà Hạ, lấy quẻ Cấn làm đầu (có lẻ vì Cấn là núi, mà Sơn cũng là núi); còn Qui Tàng là dịch của Nhà Thương, lấy quẻ Khôn làm đầu (có lẽ vì Khôn là đất mà Qui Tàng có nghĩa là muôn vật đều từ đất sinh ra rồi lại trở về đất). Nhưng hai lọai dịch đó đếu mất (mà theo các nhà Khảo Cổ học thì từ đời Thương trở về trước, chưa hề có hình bát quái) ngày nay chỉ còn có Chu Dịch.

Có điều này chắc chắn là cách bói bằng cỏ thi khá thịnh hành từ trước thời khổng tử. Trong bộ Xuân Thu Tả truyện (của Tả khâu Minh) có chép nhiều chuyện bói cỏ thi của các vua Chúa.

Khổng Tử tuy không cầu đảo, không bói, mà trong Thiên Tử Lộ, bài 22 cũng nhắc tới tục hay bói thời đó, và dẫn lời hào từ hào 3 quẻ Hằng trong Chu dịch.

Vì không có thuyết nào khác, chúng ta có thể chấp nhận rằng Văn vương (nhà Chu) là người đầu tiên có công với Chu Dịch.

Văn Vương tên là Cơ Xương, là một chư hầu của nhà Ân, được vua Trụ phong làm Tây Bá, tức là Chư hầu lớn nhất ở phương Tây, vào khỏang tỉnh Sơn Tây ngày nay. Ông có tài, có đức, được lòng dân và nhiều chư hầu theo ông, muốn giúp ông diệt vua Trụ tàn bạo, dâm lọan. Ông không nghe họ, vẫn trung với vua Trụ, vì vậy mà Khổng tử trong Thiên vi Chính, bài 20, khen ông là “được hai phần ba thiên hạ theo mình mà vẫn thuần phục nhà Ân (không cướp ngôi nhà Ân); đức của nhà Chu (trỏ Văn Vương) như vậy có thể nói là cực cao”

Nhưng vua Trụ thấy thiên hạ theo ông quá, đâm nghi ngờ ông bắt giam ông vào ngục Dữu Ly năm 1141, 2 năm sau (có sách nói là 7 năm) mới tha, giao cho ông cầm quân chinh phạt các dân tộc nổi lọan. Nhờ được Lã Thượng (La Vọng) giúp sức ông hòan thành nhiệm vụ rồi mất năm – 1135.

Trong khi bị giam ở ngục Dữu Lý, có thể ông đã làm việc trùng quái, và chắc chắn là ông đã đặt tên và tìm nghĩa cho 64 qủe, rồi viết Thóan từ cũng lọi là quái từ cho mỗi quẻ. Nhờ ông mà ý nghĩa mỗi quẻ mới tinh diệu, lời đóan mới tương đối minh bạch, mà công việc đóan cũng nhất trí hơn trước, không còn có cảnh mỗi quan thái bốc đóan theo ý riêng của mình nữa.

Nhưng lời đóan của ông rất ngắn mỗi quẻ chỉ được một câu, chẳng hạn:

Quẻ Càn là “nguyên, hanh, lợi trinh”, nghĩa là quẻ đó có những đức: “đầu tiên lớn; thuận, thông, tiện phải bền chặt”

Quẻ Thái là “Tiểu vãng, đại lai, cát, hanh” nghĩa là : âm qua dương lại tốt lành hanh thông.

Quẻ Ký Tế là hanh, tiểu, lợi trinh, cơ cát, chung lọan” nghĩa là: Việc nhỏ thì hanh thông, lợi nhưng phải vững chí. Mới đầu tốt lành, cuối cùng lọan.

Khi ông mất rồi, con ông là Cơ Phát lên nối ngôi Tây Bá, năm – 1122 đem quân diệt Trụ, chấm dứt nhà Ân và sáng lập nhà Chu, xưng là Võ Vương và phong cha là Văn Vương.

Võ Vương tổ chức chính quyền, vỗ về dân chúng; nhưng làm cho nhà Chu vững, thịnh lên, cho văn minh Trung Quốc tiến mạnh là công của Chu Công, em ruột của ông, tên là Đán, mà Khổng Tử rất phục, suốt đời chỉ việc ước ao lập được sự nghiệp như Chu Công.

Võ Vương chết năm – 1115, con là Thành Vương, còn nhỏ tuổi, lên nối ngôi, Chu Công làm phụ chính, hết lòng giữ ngôi cho cháu, dẹp bọn phản động trong họ, tổ chức chế độ phong kiến, sửa đổi lễ nhạc, mà vẫn có thì giờ tiếp tục công việc cha, nghiên cứu Dịch.

Văn Vương mới chỉ đặt ra Thóan Từ để giải nghĩa tòan quẻ. Chu Công đặt thêm Hào Từ cho mỗi hào của mỗi quẻ, cộng là 384 hào, để giải nghĩa từng hào một.

Chẳng hạn quẻ Càn, dưới hào sơ (hào 1), Chu Công viết: “Tiềm long vật dụng”, nghĩa là: rồng, còn ẩn náu, không dùng được.

Dưới hào 2, ông viết: “Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân”, nghĩa là : rồng đã hiện lên cánh đồng, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.

Dưới hào 3:”quân tử chung nậht càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu” nghĩa là: người quân tử suốt ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm , Không tội lỗi v.v. .
Tới đây Chu Dịch mới thành một cuốn sách có văn từ, nghĩa lý, đời sau gọi là Kinh và chia làm 2 thiên: thượng cho 30 quẻ đầu, hạ cho 34 quẻ sau. Nhưng lời Thóan và lời Hào vẫn quá đơn giản , ít ai hiểu nên đời sau phải chú thích làm thêm bản Thập dực. Thập là mười, dực là cánh con chịm , có ý bảo Thóan từ của Văn Vương, Hào từ của Chu Công đặt ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào, là đủ hình con chim rồi, bây giờ thêm Thập Dực, là thêm lông cho con chim.

Thập Dực được gọi là Thập truyện. Chữ truyện thời xưa có nghĩa khác ngày nay: những lời để giải thích kinh thì gọi là truyện: chẳng hạn sách Xuân Thu của Khổng Tử gọi là Kinh, sau được ba người giải htích, tức Tả Khâu Minh, Công DươngCao, Cốc Lương Xích, và phần giải thích của ba nhà đó gọi là Tả truyện, Công Dương truyện, Cốc lương truyện.

Có truyền thuyết cho rằng, Khổng tử viết thập dực. Trong chương sau tóm tắt nội dung Thập dực chúng tôi sẽ xét xem thuyết đó đáng tin tới mức nào.

Dịch nghĩa là gì? Chu Dịch nghĩa là gì?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2005 21:30:41 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 21.09.2005 22:40:28
(tiếp theo)
Dịch nghĩa là gì ? Chu dịch nghĩa là gì?

Chúng ta đã biết sách Chu Lễ Bảo đời chu có ba lọai Dịch: Liên Sơn Dịch, Qui Tàng Dịch và Chu Dịch.

Nhưng tên Dịchđó do ai đặt ra, có từ hồi nào thì không ai biết. Ngay đến ý nghĩa của nó cũng có hai thuyết.

a) Thuyết được hầu hết mọi người ngày nay chấp nhập là : biến đổi.

Về ngữ nguyên, chữ dịch là biến đổi lại có hai thuyết nữa. Một thuyết bảo chữ đó, hồi xưa khác như vầy [ kỳ ] , tượng hình một lòai rắn tựa như lòai kì nhông ở nước ta, rất dễ thay đổi màu da, chẳng hạn ở trên cây thì biến thành màu vỏ cây hay là cây, xuống dưới đất thì biến thành màu đất : [ ] là cái đầu nó, mà [ ] là mình và đuôi nó. Mới đầu hình đó trỏ lòai kì nhông sau có nghĩa là dễ biến đổi như kỳ nhông, sau cùng chỉ có nghĩa là biến đổi, mà mất nghĩa kỳ nhông đi.

Một thuyết nữa bảo dịch [ ] gồm chữ [ nhật ] nhật là mặt trời ở trên và chữ [ nguyệt ] nguyệt là mặt trăng ở dưới. Dịch là thay đổi cho nhau như mặt trăng và mặt trời (mặt trời lặn thì trăng mọc), là di chuyển hòai ở trên trời.

Dù theo ngữ nguyên nào thì dịch cũng có nghĩa là biến dịch thay đổi. Vạn vật sinh ra, lớn lên, rồi già, chết. Trong quẻ Càn, Vạch dương ở hào sơ có một nghĩa, lên hào 2, hào 3 . . .lại có những nghĩa khác. Đó là biến dịch.

Dịch còn có nghĩa là giao dịch. Giống đực giống cái giao cảm với nhau rồi mới sinh sinh hóa hóa. Trong 8 quẻ đơn hào âm, hào dương thay đổi nhau; trong 64 quẻ trùng, các quẻ đơn thay đổi hco nhau. Đó là giao dịch.

Nhưng trong sự biến dịch , vẫn còn những luật bất dịch như luật thịnh đến tột bực rồi phải suy, chẳng hạn lòai người về thể chất khỏan 50 tuổi bắt đầu suy, mặt trăng, trònrồi bắt đầu khuyết. Quẻ càn, vạch dương lên đến hào 5 là thịnh cực, tới hào thượng là suy. Một luật bất dịch nữa là luật phản phục: không có gì mà không trở lại (vô vàng bất phục: quẻ Thái) , như hết bốn mùa rồi trở lại Xuân, nước ròng sát rồi lại dâng lên . . .

Coi Chương VI ở sau, độc giả sẽ hiểu rõ những nghĩa biến dịch, giao dịch, bất dịch trong kinh dịch.

b) Thuyết đó được mọi người chấp nhận. Nhưng vẫn không khỏi có người thắc mắc:
“Giải nghĩa chữ [ dịch ] như vậy rất đúng, nhưng kinh dịch chỉ có nghĩa đó từ khi nó thành một tác phẩm triết lý cuối thời Xuân Thu trong thời Chiến Quốc; còn hồi đầu đời Chu nó chỉ là một sách bói, chỉ cho người Trung Hoa một cách bói mới bằng cỏ thi để thay cách bói bằng yếm rùa, thì nó chưa có nghĩa đó, mà chỉ có nghĩa là giản dị, và chữ [dịch ] phải đọc là dị, nghĩa là dễ dàng. Dưới mỗi quẻ, có kèm theo một lời đóan nhất định, dưới mỗi hào cũng vậy; Viên Thái bốc bói được quẻ nào, hào nào thì cứ theo lời đóan kèm theo đó mà suy luận, so với lối bói bằng yếm rùa, giản dị hơn nhiều, nên cách bói mới có tên là Chu Dị; cách bói giản dị của nhà Chu.

Thuyết này không phải là vô lý, và được vài nhà chủ trương, chẳng hạn dư Vĩnh Lương, Phùng Hữu Lan như trang trên tôi đã nói.

Về nghĩa chữ chu [ ] trong Chu Dịch có hai thuyết.
a) Một thuyết, đại biểu là Trịnh huyền (đời Hán), bảo Chu đó không có nghĩa là nhà Chu, mà có nghĩa là hết một vòng rồi trở về (chu nhi phục thủy), là chu lưu trong vũ trụ, là phổ cập. chu Dịch có nghĩa là : đạo dịch, phổ biến khắp vũ trụ; là hết một vòng rồi trở về. Trịnh Huyền lấy lẽ rằng ba sách Dịch đời Chu: Liên Sơn, Qui Tàng, Chu Dịch tên hai sách trên không chỉ thời đại, thì tên cuốn cuối cùng cũng không chỉ thời đại. (để khỏi rườm, chúng tôi chỉ tóm tắt như vậy thôi).
b) Một thuyết nữa, đại biểu là Khổng Dĩnh Đạt (đời đường) bác lẽ đó, bảo người ta gọi hai sách trên là Liên Sơn, Qui Tàng, không thêm chữ dịch ở sau, mà Chu dịch là có chữ dịch tức là chữ dịch này không thể tách khỏi chữ chu được mà như vậy Chu dịch phải có nghĩa là dịch của đời Chu.

Lý luận của Trịnh và Khổng đều không vững, và chúng ta chỉ cần biết rằng ngày nay mọi người đều hiểu chu là đời Chu, mà tên Chu dịch xuất hiện sau Khổng tử, Mạnh tử vì trong Luận ngữ, Mạnh Tử, chỉ thấy dùng tên Dịch thôi, không dùng tên Chu dịch.

Một cuốn sách rất quan trọng mà từ nguồn gốc đến người viết, thời đại xuất hiện, ý nghĩa của tên sách đều gây nhiều thắc mắc, mấy nghìn năm sau chưa giải quyết được, đó cũng là một lẻ khiến cho Chu dịch thành một kỳ thư.


Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 22.09.2005 04:25:22
☰ càn
☱ đòai
☲ ly
☳ chấn
☴ tốn
☵ khảm
☷ khôn
☶ cấn
HB copy mau que don nay vao Trương Củng hay vnn, xem thử coi có đúng không, nếu đúng thì báo cho HB biết để HB dùng nó dán vào sau nạy Cám ơn các bạn trước.
Huyền Băng

Trương Củng
  • Số bài : 531
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.01.2005
  • Nơi: Dòng sông quê hương
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 22.09.2005 15:19:23
Các Quẻ đều hiện rõ cả đó Huyền Băng.
Không biết HB đã điều chỉnh máy để đọc tiếng Hán Phồn thể (chinese traditional) chưa, nếu chưa thì xem bài của Thái Nhi (post thứ 2). Chú ý đến Bước thứ 2 nói trong bài viết về cách cài đặt bản địa.
http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=25210
Chữ hán phồn thể (chinese traditional Big-5) hiện còn chính thức dùng ở Taiwan, Hongkong.
Vạn kim bảo kiếm tàng thu thuỷ
Mãn mã xuân sầu áp cẩm yên.

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 22.09.2005 21:31:14
(cám ơn Trương Củng nhiều, HB sẽ nghiên cứu -)
tiếp theo phần Kinh Dich - Nguyễn Hiến Lê

CHƯƠNG II


NỘI DUNG PHẦN TRUYỆN


    Ai viết thập dực?

    Có lời đóan cho mỗi quẻ (Thóan từ tức Quái từ), và lời đóan cho mỗi hào (hào từ) rồi, thế là sách Chu Dịch hòan thành. Người đời sau chỉ thêm những lời chú giải. Không có cuốn nào được nhiều người chú giải như cúon đó. Tới đầu 9dời Thanh đã có trên một trăm bảy chục bản chú giải còn giữa được, nếu kể cả những bản đã thất lạc, chỉ còn lại cái tên thì con số phải gấp hai, gấp ba. Tiếp tục cho tới nay vẫn còn có người chú giải lại, có cả người Nhật, người Âu (Đức, Anh, Pháp . . . ) người Việt mình nửa. Và chắcchắn sau này sẽ còn thêm nhiều. ai cũng muốn xen ý kiến riêng của mình, của thời đại mình vô bộ Kinh đó.

    Quan trọng nhất vẫn là chú giải đầu tiên, tức Thập Dực, cũng gọi là Thập Truyện.

    Đại đa số các học giả Trung Hoa thời xưa hco rằng: Thập Dực là công trìn hcủa Khổng tử. Sách Hán thư – phần Nghệ văn chí, bảo “Dịch đạo thâm hỉ nhân canh tam thánh, thế lịch tam cổ”. Nghĩa là: ĐạoDịch rất thâm thúy, là công của ba vị thánh, trải ba đời mới xong. Ba vị thánh đó là Phục Hi, Văn Vương, Khổng tử; bađời là đời thượng cổ (Phục Hi), đời trung cổ (Văn Vương) đời Hạ cổ (Khổng tử). (Hán thư cho công việc viết quái từ và hào từ đều là của Văn vương; nhưng thuyết Chu Công viết hào từ được nhiều người chấp nhận hơn; và các thầy bói ngày nay khi bói đều khấn cả bốn vị Thánh: Phục HI, Văn Vương, Chu Công, Khổng tử)

    Nhưng Khổng tử có thực là người viếtThập Dực khổng? Điều đó còn đáng ngờ.

    Trong tập Khổng tử, tôi đã dẫn nhiều chứng cớ rằng muốn biết đời và tư tưởng Khổng tử thì chỉ nên căn cứ vào Luận ngữ, những sách khác đều không đáng tin.

    Trong Luận ngữ chỉ có hai bài nhắc tới Kinh Dịch: bài Tử Lộ -22, Khổng tử dẫn một hào từ trong quẻ Hằng; và bài Thuật nhi – 16, Khổng tử nói:”Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hi” (Cho ta sống thêm ít năm nữa, tới 50 tuổi để nghiên cứu kinh Dịch, thì có thể không lầm lỗi lớn).

    Bài sau, có người cho là chép sai, hai chữ “ngủ thập” [ ] chính là chữ “tốt” [ ] , chữ dịch [ ] chín là chữ diệc [ ]. Và pphải chấm câu như sau: “Gia ngả số niên tốt dĩ học, diệc khả dĩ vô đại quá hi”, dịch là:”Cho ta sống thêm ít năm nữa để học thì cũng có thể lầm lỗi lớn”.

    Dù chép đúng chăng nữa, thì bài đó cũng như bài trên chỉ đủ chứng tỏ rằng Khổng Tử có địc Kinh Dịch, chứ khôngcó gì chắc chắn rằng ông đã viết về Kinh Dịch.

    Húong hồ torng Luận ngữ, ông không hề giảng kinh Dịch hco môn sinh, như giảng về thi, thư, lễ nhạc. Mạnh Tử, Tuân tử cũng không hề nói ôngviết Thập Dực, chỉ nói ông viết Kinh Xuân thu thôi. Mà danh từ Thập Dực này không hề xuất hiện trongthời Tiền Tấn, mãi tới đời Hán mới thấy.

    Ba lẻ nữa:
    1/ Tư tưởng trong Thập Dực rất tạp, có tư tưởng của Lão tử, có câu gi61ng trong Trung, Đại HỌc.
    2/ Trong Văn ngôn và Hệtừ ( 2 truyện dực – trong thập dực) có chép: “Tử viết (nghĩa là thầy dạy, hay Khổngtử dạy), như vậy kôhng phải là của Khổng tử viết rồi.

    3/ Giọng văn cũng nhiều chỗ khác nhau, ý nghĩa có chỗ thâm thúy, có chỗ rất tầm thường, không thể do một người viết được, mà do nhiều người trong nhiều thời viết rồi người sau gom cả lại.

    Do những lẽ đó, từ đời Tống, Âu Dương Tu, Diệp Thích đã ngỡ thuyết Khổng tử viết Thập Dực (coi cuốn: Dịch, đồng tử vấn của Âu Dương tu) , và gần đây, từ Khang Hữu vi tới Phùng Hữu Lan đều nhận là Âu Dương Tu có lý.

    Nhiều lắm thì ta chỉ có thể nói rằng Khổng tử đã nghiên cứu Kinh dịch, nhưng về già chỉ giảng cho một số rất ít môn sinh, và Thập Dực do một phái dịch học đời Chiến quốc – gồm cả Khổng gia lẫn Lão gia, viết kẻ trước người sau, do đó mà hòan thành rất trể, có thể là cuối thời Chiến quốc đầu đời Hán không thể nào ngay sau đời Khổng tử được.

    NỘI DUNG THẬP DỰC


    Sự thực chỉ có Thất Dực truyện, nhưng gồm 10 Thiên nên gọi là Thập Dực :
    I. Thóan truyện : 2 thiên.
    II. Tượng truyện – 2 thiên.
    III. Hệ từ truyện cũng gọi là Đại truyện – 2 thiên.
    IV. Văn ngôn truyện – 1 thiên.
    V. Thất quái truyện – 1 thiên.
    VI. Tự quái truyện – 1 thiên.
    VII. Tạp quái truyện – 1 thiên.
    Ngay cái điều gọi mỗi thiên là một truyện cũng vô lý rồi; mà đọc những trang sau, độc giả sẽ thấy sự chia ba truyện đầu mỗi truyện thành hai thiên cũng không theo một qui tắc chung nào cả.

    Vì vậy mà sự chia thiên như trên không được mọi sách theo. Chẳng hạn bản cụ Phan Bội Châu cho Thóan truyện chỉ có 1 thiên, chỉ là truyện; mà lại cho Tự quái truyện gồm hai thiên, thành 2 truyện.

    Một bản khác, James Legge dùng để dịch, lại hco Văn ngôn truyện có 2 thiên (một cho 30 quẻ đầu, một co 34 quẻ sau) như vậy là ngòai Thuyết quái truyện và Tạp quái truyện, mỗi truyện chỉ có 1 thiên, kể là 1 truyện, còn 5 truyện kia, mỗi truyện có 2 thiên, kể làm hai truyện; cộng cả lại là 12 truyện hcớ không phải 10 truyện.

    Cách hcia thiên và gọi thiên là truyện, như vậy vừa vô lý vừa lộn xộn, cho nên chúng tôi nghĩ phần truyện torng Kinh Dịch chỉ nên coi là có 7 truyện thôi.

    Dưới đây, tôi tóm tắt nội dung bảy truyện đó.

    I. THÓAN TRUYỆN

    Ở trên tôi đã nói Văn Vương viết Thóan từ, tức lời đóan cho mỗi quẻ: ông chỉ cho biết vắn tắt mỗi quẻ tốt xấu ra sao, đôi khi cũng hco biết ý nghĩa ra sao, chứ không giảng tại sao.

    Người viết Thóan Truyện (theo Vũ Đồng,sống sau Khổng tử, trước hoặc sau Mạnh tử) giảng giải thêm.

    Thí dụ: Quẻ Càn, Thóan từ chỉ có 5 chữ: Càn, Nguyên Hanh, Lợi Trinh (coi trang 14).

    Thóan Truyện giải thích:

    “Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên; vận hành vũ thí, phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thủy, lục vị thời thành, thời thựa lục long dĩ ngự thiên. Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh, thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh”.
    Nghĩa là: đức “nguyên” của càn lớn thay, vạn vật đều nhờ nó mà bắt đầu nảy nở, nó thống quát thiên đạo (đó là giảng về đức nguyên) Càn làmra mây, khiến cho mấy biến hóa, làm ra mưa, khiến cho mưa thấm nhuần khắp, mà vạn vật thành hình thành sắc, sinh trưởng đến vô cùng (đó là giảng về đức hanh).

    Bậc thánh nhân (đại minh: cực sáng suốt) thấy được cả trước sau, cả sáu hào của quẻ Càn, mỗi hào có một vị (ngôi) nên thuận thời mà hành đạo, như cưởi 6 con rồng (ám chỉ sáu hào dương của quẻ càn) mà thống ngự cả vùng trời (khuyên chúng ta nên tùy thời mà hành động, lúc nào nên ẩn thì ẩn, nên hiện thì hiện, nên tĩnh thì tĩnh, nên động thì động). tóm lại là đạo Càn biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được tính mệnh trời phú, giữ được cái nguyên khí cho thái hòa (thái là rất). Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật (theo đạo Càn) thì vạn nước đều bình an vô sự (đó là giảng về hai đức lợi , trình)

    Chúng ta thấy tác giả Thóan truyện (sống ở đời Chiến Quốc, sau Văn Vương có thể bảy tám trăm năm) đã cho Kinh Dịch có một ý nghĩa triết lý, chứ không phải chỉ để bói nữa.

    Thóan truyện chia làm hai thiên: thiên thượng giảithích thóantừ của 30 quẻ đầu, thiên hạ giải thích thóan từ của 34 quẻ sau. Như vậy là theo đúng sự chia thiên trong phần kinh.

    Theo Nghiêm Linh Phong, tác giả Dịch học Tân luận (chính trung Thư cục Hương Cảng 1971). Thóan truyện có nhiều chỗ thóat văn, hoặc chưa giải thích, tư tưởng có nhiều chỗ giống Nho gia, như đọan Thóan truyện quẻ Càn dẫn trên, ý nghĩa rất giống.

    - Câu này trong Luận Ngữ thiên Dương Hóa: “Thiên hà ngôn tai! Tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên, thiên hà ngôn tai!” (Trời nói gì đâu! Bốn mùa vận hành mà vạn vật sinh ra, trời nói gì đâu!)

    - Và câu này torng Trung Dung: “Trí trung hòa, thiên địavị yên, vạn vật dục yên” (Cực Trung hòa thì trời đất đều ở đúngvị trí mà vạn vật mới sinh.)

    II. TƯỢNG TRUYỆN:

    Giải thích cái “tượng của mỗi quẻ”. Cũng chia làm hai thiên: thiên thượng cho 30 quẻđầu, thiên hạ cho 34 quẻ sau. Mỗi quẻ đều thích nghĩa cái tượng của cả quẻ (gọi làĐại lượng) rồi lại thích nghĩa cái tượng của mỗi hào (gọi là Tiểu tượng).

    Vũ Đồng cho là Tượng truyện viết sau Thóan truyện có học giả lại cho là viết trong khi nhà Tần đốt sách, cấm Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu và các học thuyết khác thời Tiên Tần, trừ Chu Dịch – vì là sách bói cho nên các học giả trong phái Nho gia mới nhân chỗ hở đó, đem tư tưởng trong Đại học, Trung dung, Luận ngữ vô Chu Dịch, để “Tá thi hòan hồn” (mượn cái thây hco hồn nhập vào màsống lại) mà làm công tác tuyên truyền. Cho nên trong Tượng Truyện có nhiều chỗ lời rất giống ba bộ sách đó (Dịch kinh Tân Luận – tr.178)

    Có thể kể mấy chục thí dụ, tôi chỉ xin dẫn ba thôi:

    Luận ngữ nói: “Quá tắc vật dạn cải” (có lỗi thì không sợ sữa).

    Quẻ Ích, đại tượng truyện cũng nói: “Hữu quá tắc cải” (có lỗi thì sửa).

    Trung dung nói: “Ẩn ác nhi dương thiện” (giấu cái ác mà nêu cái thiện của con người).

    Đại học nói: “(Cổ chi dục minh minh đức ư htiên hạ” (người xưa muốn làm sáng cái dức sáng trong thiên hạ . . .)

    Quẻ Tấn Đại tượng cũng nói: “Quân tử dĩ tự chiêu minh đức” (người quân tử coi đó mà tự làm sáng cái đức sáng của mình).

    Rồi những danh từ quân tử, tiên vương, đại nhận . . trong Đại tượng truyện có thể nói là mượn trong luận ngữ, Đại học, Trung dung để đưa những tư tưởng chính giáo của nhà Nho vào, chứ rất ít liên quan tới môn bói.

    Tượng: có hai nghĩa:
    - Hình thái, như torng câu: “Tại thiên thành tượng, tại địa thành hình” (trên trời thành tượng, dưới đất thành hình ) trong Hệ từ thượng truyện.
    - Biểu tượng, như chữ tượngthứ nhìtrong câu này: “Thiên thùy tượng, kiết cát hung, thánh nhân tượng chi” (Trời rủ tượng – rủ là từ trên hiện ra? – thấy điềm lành điềm dữ. Đấng thánh nhân phỏngtheo đó mà lập nên biểu tượng (Hệ từ thượng truyện).

    Chữ “tượng” trên torng “Thiên thùy tượng” có nghĩa là hình thái; chữ tượng dưới torng “thánh nhân tượng chi”, có nghĩa là biểu tượng.

    Biểu tượng lại phân biệt làm hai thứ:

    - Vật tượng, biểu tượng một vật (như quẻ ly ☲ biểu tượng lò lửa).

    - Ý tượng, biểu tượng một ý (như quẻ Càn biểu tượng sự cương cường; quẻ Khôn biểu tượng sự nhu thuận).

    - Trong Tượngtruyện, ý tượng đượcdùng nhiều hơn cả, nhất là trong Tiểu Tượng. Tiểu Tượng truyện cốt giải ý của mỗi hào, một hào khó có thể có một hình thái, khó là một vật tượng được, nên thường diễn được một ý tượng, Richard Wilhem torng cuốn I Ching (bản dịch ra tiếng Anh của nhà Routledge và Kegan Paul – London – 1951) trang 257, đã nhận thấy vậy cho nên bảo những lời giảithích mỗi hào trong Tiểu Tượng truyện không liên quan gì tới hình tượng cả (do not deal in any way with images) và ông ngỡ rằng vì lầm lẫn mà sắp những lời đó vào tượng truyện.

    Đọan trên chúng tađã biết Thóan truyện giải nghĩa lời đóan trong Thóan Từ của mỗi quẻ.

    Đại Tượng truyện lại giải thích thêm về ý tượng của mỗi quẻ nữa. Như quẻ Càn, Đại tượng truyện chép:

    Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức : Sự vận chuyển của trời đất rất mạnh (không lúc nào nghỉ), người quân tử cũng theo trời mà tự cường không nghỉ.

    Đó là về tòan quẻ. Về riêng mỗi hào Chu Côngđã đặt ra Hào từ để giải thích mỗi hào; đời sau lại viết thêm Tiểu Tượng truyện để giải thích . . .(lời Chu Công), nhưng lời Tiểu Tượng Truyện lại ngắn, nhiều khi chỉ lặp lại thôi.
    - Chẳng hạn quẻ Càn, hào sơ, hào từ của Chu Côngbảo:

    Tiềm long vật dụng (rồng còn ẩn náu, khôngdùng được), Tiểu Tượng Truyện lặp lại, chỉ thêm bốn chữ: “dương tại hạ dã” : (chữ Hán) . . . nghĩa là rồng còn ẩn náu, không đùng dược, vì hào dương ở dưới cùng.

    - Hào hai, Hào từ là :

    Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân (coi nghĩa trang trước) Tiêu Tượng “giảng” là:

    Hiện long tại điền, đức thi phổ dã.

    Nghĩa là: rồng đã hiện lên cánh 9dồng, đứcđã ban bố khắp nơi.

    - Hào ba, Hào từ là :

    Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu (coi trang trước) tiểu Tượng “giảng”

    Chung nhật càn càn, phản phục đạo dã.

    Nghĩa là suốt ngày hăng hái tự cường, trở đi trở lại, cốt cho đúng đạo lý ( có nghĩa là chưa tiến được).

    Ba hào sau cũng vậy.

    Cả Đại Tượng Truyện lẫn tiểu TượngTruyện đều có tính cách gượng ép, vì quá thiên về luân lý, về đạo trị nước, xử thế của người quân tử, nên hiều khi bỏ ý nghĩa của Thóan Từ, Hào Từ.


Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 23.09.2005 21:11:36
(tiếp theo)

Ví dụ quẻ Lữ (số 56) Thoán từ nói về cách xử thế của người tha hương ở đậu phải mềm mỏng, vừa tự trọng, giữ được phẩm cách của mình; vậy mà Đại tượng truyện lại đem áp dụng vào việc hình pháp, khuyên nhà chức trách phải xử đoán sáng suốt, thận trọng, đừng giam tội nhân quá lâu trong ngục.

Hào 2 quẻ Tiệm (số 53) nói về hoàn cảnh một người bắt đầu tiến được một cách dễ dàng, như con chim hồng đã rời bờ nước mà tiến lên một phiến đá lớn, vui vẻ, ung dung, ăn uống thảnh thơi. Tiểu tượng truyện khuyên: được người ta giúp đỡ thì phải làm gì đáp lại, chứ đừng ăn không.

Đúng là cái giọng của "Dịch Kinh Tân Luận" đã nói.

Tóm lại, Tương Truyện tuy cũng giúp ta hiểu thêm được Thoán từ và Hào từ, nhưng ít thôi.

Thoán truyện và Đại truyện đều để giải thích cả quẻ tùy theo nguyên tắc, Thoán truyện giải thích lời đoán (Thoán từ) của Văn Vương, đại tượng truyệngiải thích "ý tượng" của mỗi quẻ, nhưng sự phân biệt đó, nhiều khi rất tế nhị, chung qui đều là giải thích ý nghĩa của quẻ; chỉ khác Thoán truyện theo sát Thoán từ mà đại tượng truyện thì thường bàn ra ngòai đưa thêm tư tưởng đạo lý vào.

Còn tiểu tượng truyện tuy để giải thích "ý tượng" của mỗi hào, nhưng đa số chỉ lập lại lời hào từ của Chu Công ,rồi giảng thêm về đạo lý có khi lạc để, gượng ép.

III. HỆ TỪ TRUYỆN:

Cũng gồm hai thiên thượng và hạ nhưng có lẽ cỉ vì dài nhất ( cho nên còn có tên là Đại truyện) mà chia hai, chứ cả hai thiên đều chứa những nhận xét linh tinh, những chú giải chung về Chu Dịch, sắp đặt lộn xôn, không theo một thứ tự nào cả.

Theo Chu Hi thì hệ từ vốn là của Văn Vương và Chu Công làm ra rồi buộc (hệ: buộc) ở dưới mỗi quẻ, mỗi hào thành lời kinh văn ngày nay. Còn Hệ từ truyện là lời Khổng Tử giải thích Hệ từ và đồng thời bàn về cả đại thể của kinh.

Lời của Chu Hi rất lờ mờ. Nếu Hệ từ là những lời của Văn Vương và Chu Công viết ra để giảng thêm và buộc vào dưới mỗi quẻ mỗi hào, thì tất phải phân biệt được lời nào thuộc quẻ nào, lời nào thuộc hào nào, chứ sao lại hấu hết là những lời bàn về đại thể của kinh, như chúng ta thấy ngày nay.

Xét nội dung Hệ từ truyện chúng ta không thấy phần nào là Hệ từ, phần nào là Hệ từ truyện để giải thích Hệ từ, chỉ thấy toàn là những truyện, bàn về:

Lẽ càn khôn (thiên thượng -Chương 1)

Việc thánh nhân làm dịch, (thiên thượng - Chương 2).

Sự to lớn của đạo dịch, (thiên thượng - Chương 4, Chương 7).

Lẽ âm dương (thiên thượng - Chương 5,6)

Các con số đại diễn trong dịch và phép bói (thiên thượng - Chương 9.)

Công dụng của đạo dịch (thiên thượng - Chương 10).

Việc bói (thiên thượng - Chương 11,12)

Sự tốt xấu trong quẻ và hào (thiên hạ - Chương 1)

Cổ nhân lấy tượng ở các quẻ mà tạo đồ dùng (thiên hạ - Chương 2).

Luật tuần hoàn và luận lý trong dịch (thiên hạ - Chương 5)

Hào nhị và hào tứ khác nhau ra sao, hào tam và ngũ khác nhau ra sao (thiên hạ - Chương 9).

Xét chung về dịch (thiên hạ - Chương 12) v.v..

Như vậy lời của Chu Hi sai, chúng ta chắc chắn rằng Văn Vương và Chu Công không hề viết Hệ từ. Mà Khổng Tử cùng không hề viết Hệ từ truyện vì có nhiều đoạn bắt đầu bằng chữ "Tử viết" (Thầy nói), chẳng hạn đoạn ở đầu chương 7 thiên thượng, đoạn cuối chương 8 thiên thượng, đoạn cuối Chương 9 thiên hạ v.v.. (coi phần dịch ở cuối sách).

Chỉ có thể bảo rằng Hệ từ truyện do môn sinh xa của Khổng Tử chép lại thôi, mà cũng không phải của một môn sinh, tất phải là cả một nhóm môn sinh chép. Vũ Đồng bảo truyện này xuất hiện châm hơn hai truyện Thoán truyện và Tượng truyện. Tôi ngờ rằng có một số Chương như chương 9 thiên thượng viết về các con số, xuất hiện vào cuối Chiến Quốc hoặc đầu Hán.

Chúng ta nhận thấy rằng cả trong Thoán từ, Hào từ, Thoán truyện, Tượng truyện, không hề thấy chữ dịch , trong hệ từ thượng truyện, chương 4, mới xuất hiện chữ đó: Dịch dữ thiên địa chuẩn...(đạo dịch làm chuẩn đích với trời đất). Hai chữ âm dương cũng chỉ xuất hiện ở Hệ từ thượng truyện, chương 5:- Nhất âm nhất dương chi vị đạo.(Một âm, một dương gọi là đạo)

Cũng trong truyện III này chúng ta thấy nói đến Bào Hi (PHục Hi), Hà đồ, Lạc thư. Nội dung của truyện vừa nhiều vẻ, vừa phong phú, cho nên chúng tôi sẽ dịch trong một phần sau.

IV,VĂN NGÔN TRUYỆN:

Văn ngôn truyện (giảng về "loời văn" tức lời kinh) tuy ngắn nhưng cũng quan trọng, cũng có những ý sâu sắc, cũng do Khổng phái viết - theo Vũ Đồng thì vào đời Tần.

Truyện này chia làm hai thiên: Thiên thượng bàn về quẻ Thuần Càn, thiên hạ bàn thêm về Thuần khôn (nhưng nhiều sách chỉ kể là một thiên), nói về ý nghĩa của hai quẻ đó đối với Li, Cấn, Đòai, Chấn, Tốn) không được bàn thêm như vậy, có lẻ vì không có ý nghĩa gì liên quan chặt chẽ với con người như hai quẻ Càn , Khôn.

Lời văn torng truyện thứ tư này có chỗ giống Trung Dung , Đại Học, có chỗ giống văn Mạnh Tử. Nhưng có khuyết điểm là không đều. Có nhiều đoạn ý sâu sắc, lời cô đọng, đăng đối, như đoạn dưới đây giảng về hào 3 quẻ Càn: "Tử viết: "Quân tử tiến đức tu nghiệp, Trung Tín sở dĩ tíên đức dã; tu từ lập kỳ thành, sở dĩ cư nghiệp dã; tri chí chí chi, khả dữ cơ dã, tri chung chung chi, khả dữ tồn nghĩa dã, Thị6 cố cư thượng vị nhi bất kiêu, tại hạ vi nhi bất ưu."

"Thầy nói: Người quân tử tiến đức tu nghiệp (sự nghiệp). Giữ trung tín để tiến đức, sửa lời nói (lập ngôn) vững lòng lòng thành để lập sự nghiệp; biết được như thế mới là biết đến nơi, biết được đến nơi thì làm cho đến nơi, do đó có thể thấy được đạo lý vi diệu; biết được chỗ cuối cùng của sự việc thì làm cho tới chỗ cuối cùng, do đó mà giữ được điều nghĩa. Cho nên người quân tử ở địa vị cao mà không kiêu, ở địa vị thấp mà không lo..?

Rõ ràng tác giả đoạn đó chịu ảnh hưởng của Đại học, Trung dung. Trái lại có những câu ngắn không diễn một ý gì mới, chỉ như lập lại lời trong Tiểu tượng truyện, như câu:

Tiềm long vật dụng, hạ dã

rồi câu: tiềm long vật dụng, dương khí tiềm tàng.

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 24.09.2005 18:28:23
    Hai câu đó đều ở trong Văn ngôn truyện (quẻ Càn) so với câu trongTiểu tượng truyện:
    Tiềm long vật dụng, dương tại hạ dã có khác gì đâu. Thật rườm.

    Vì vậy chúng tôi sẽ không dịch trọn Văn ngôn truyện, chỉ lựa ít đọan bổ túc cho Thóan truyện, Tượng truyện, mà cho xen vào lời giảng hai quẻ Thuần Càn, Thuần Khôn, ở pầhn sau thôi.

    V. THUYẾT QUÁI TRUYỆN.

    Giảng về tám quẻ đơn căn bản.

    Truyện này chỉ có một thiên gồm 11 chương ngắn, bàn nhiều về bói, chủ ý để dùng vào việc bói, và nhiều chỗ nghĩa rất tốt, không ai hểu được, như ở các chương 5,6,10,11; nội dung cũng không đều, vài đọan có thể so sánh váơi Hệ từ truyện được, còn đa số lời rất thô thiển, có chỗ thóat văn.

    Ý nghĩa các quẻ có từ htời cổ, trước Khổng tử xa, rồi sau môn sinh của Khổng Tử (Vũ Đồng cho là ở đời Hán ) giảng thêm.

    Chúng tôi sẽ không dịch truyện này, chỉ giới thiệu vài đọan.

    Đầu truyện, tác giả viết:

    “Thánh nhân đời xưa làm Kinh dịch để giúp việc thần minh một cách sâu kín mà đặt ra cách bói cỏ thi” (Tích giả thánh nhân chi tác dịch dã, u tán u thần minh nhi sinh thi) .

    Vậy mục đích Kinh Dịch là để bói. Nhưng qua chương 2, tác giả cũng bảo đạo làm người phải thuận với đạo trời, đạo đất:

    “Thánh nhân đời xưa làm Kinh Dịch, là để thuận cái lẽ về tính mệnh, cho nên dựng cái đạo trời là âm với dương, dựng cái đạo đất là cứng với mềm, dựng cái đạo người là nhân nghĩa, gồm tam tài (là ba ngôi vị trời, đất, người) mà gấp đôi lên cho nên ở Kinh Dịch vạch sáu nét mà thành quẻ chia ra âm dương mềm cứng thay đổi nhau . . “

    Cho hiểu mục đích Kinh Dịch rồi, tác giả giảng ý nghĩa của mỗi quẻ đơn: “Càn là mạnh, Khôn là thuận, Chấn là động, Tốn là vào, Khảm là hãm, ly là sáng, Cấn là ngăn lại, Đòai là vui” (càn kiện dã, khôn thuận dã, chấn động dã, tốn nhập dã, khảm hãm dã, ly lệ dã, cấn súc dã, đóai duyệt dã) – Chương 7.

    Sau cùng từ Chương 8 đến Chương 11, tác giả cho biết mỗi quẻ tượng trưng cho những vật gì:
    “ Càn là con ngựa, khôn là con bò, chấn là con rồng, tốn là con gà, khảm là con lơn, ly là con trĩ, cấn là con chó, đóai là con dê” – Chương 8.

    “Can là trời, là hình tròn, là ông vua, là người cha, là ngọc, là vàng là băng, là sắc đỏ thẳm, là con ngựa tốt, là con ngựa già, là con ngựa gầy, là con ngựa dằn, là trái cây” – Chương 11.

    Ly là lửa, . . là áo giáp mũ sắt . . .là bụng lớn . . là con ba ba, con cua, con tò vò . . “ – Chương 11.

    Trích bấy nhiêu chúng tôi thấy đã đủ để độc giả nhận được giá trị truyện này ra sao rồi. So với Kinh thì nhiều chỗ không đúng, có thể là của một bọn thầy bói đặt ra, người sau chẳng phán đóan gì cả, cứ tom góp cho thật nhiều thôi.

    VI. TỰ QUÁI TRUYỆN

    Có mục đích giải thích về thứ tự các quẻ. Trong bản Chu Dịch ngày nay 64 quẻ không sắp theo thứ tự của Trùng quái của Phục Hi (dùng tiên thiên bát quái), cũng không theo thứ tự của Văn Vương (dùng hậu thiên bát quái) – mà theo một thứ tự riêng: 1, thuần càn, 2 thuần khôn, 3Thủy lôi truân, 4. Sơn thủy mông, 5. Thủy thiên nhu . . .Sự sắp đặt này không rõ có từ thời nào, do ai.

    Tác giả Tự quái truyện, chắc chắn không phải là Khổng Tử (Vũ Đồng ngờ là một người đời Hán) giảng cho ta tại sao lại sắp theo thứ tự như vậy. Truyện tuy ngắn mà cũng chia làm hai thiên: thiên thượng về thứ tự 30 quẻ đầu, thiên hạ về 34 quẻ sau. Theo tác giả thì sở dĩ chia như vậy là vì thiên thượng mở đầu bằng hai quẻ Càn và Khôn, nói về vũ trụ, có những luật trong vũ trụ thiên hạ mở đầu bằng hai quẻ Hàm và Hằng, nói về nhận sự và những gì xảy ra trong xã hội. có trời đất (Càn, Khôn, tức vũ trụ), rồi sau mới có vạn vật, nam nữ (Hàm), vợ chồng (Hằng), cha con, vua tôi , lể nghĩa v.v. đó là sự diển biến tự nhiên trong vũ trụ.

    Nhưng sự thực, trong thiên thượng có rất nhiều quẻ nói về nhân sự, như Tụng, Sư, đồng Nhân, Cổ, Di, Phệ hạp . . .; mà trong thiên hạ cũng có nhiều quẻ nói về luật vũ trụ như Tiêm, Tốn, Ích, Vị tế . . .Vậy thứ tự của các quẻ không luôn luôn có ý nghĩa rành rẽ như tác giả muốn.

    Lại thêm nhiều khi ông cố gò cho có sự liên lạc về ý nghĩa giữa quẻ trước và quẻ sau, chẳng hạn bảo:

    “có trời đất – tứcCàn và Khôn – rồi vạn vật mới sinh ra. Đầy trong khỏang trời đất là vạn vật, cho nên tiếp tới quẻ Truân: truân là đây, truân là lúc vạn vật mới sinh ra; vạn vật mới sinh thì còn non trẻ, mù mờ, cho nên tiếp tới quẻ Mông; mông là mù mở, non trẻ, vật còn non trẻ thì phải nuôi, cho nên tiếp tới quẻ nhu: nhu là đạo ăn uống; ăn uống tất có kiện cáo, nên tiếp theo là quẻ tụng; kiện cáo thì tất cả có nhiều người đứng dạy, nên tiếp theo là quẻ Sư: sư là quần chúng đông người v.v.

    Chúng tôi không biết chữ truân thời xưa có ngĩa là đầy, là lúc vạn vật mới sinh ra không, chữ các bộ Từ Hải, Từ Nguyên ngày nay không có nghĩa đó, chỉ có nghĩa là gian nan. Có thể tác giả hiểu rằngk hi mới sinh ra thì gian nan, cũng có lý một phần; còn nghĩa “đầy” mà thành ra ngĩa gian nan thì có lẽ tại đã đầy rồi, khó giữ cho đầy hòai, cũng còn có thể hiểu được.

    Nhưng tại sao “ăn uống tất có kiện cáo?” mà kiện cáo đâu có nghĩa đông người bằng chiến tranh, đình đám chẳng hạn? Sự giải thích của tác giả không khỏi có chỗ khiên cường.

    Lời giải thích về quẻ cấu cũng rất gượng ép. Quẻ trên nó là quẻ Quải. “Quải có nghĩa là quyết, phán quyết; phát quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người mà gặp gở (!), cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấu, Cấu là gặp gỡ”.

    Lại thêm, để giải thích, tự quái truyện có khi dùng một nghĩa khác với nghĩa trong thóan từ và Hào từ. Như quẻ Nhu, Tự quái truyện dùng nghĩa là cần thiết, htức ăn, để cho có sự liên lạc về ý ngĩa với quẻ Mông (nhỏ thơ) ở trên nó: trẻ thơ cần được nuôi bằng thức ăn cần thiết; nhưng trong Thóan từ và Hào từ thì Nhu có nghĩa là chờ đợi.

    Quẻ Tiểu súc cũng vậy: Tự quái truyện dùng theo nghĩa súc là nuôi, mà Thóan từ và Hào từ thì cho súc là ngăn cản. Quẻ Đại súc, Hào từ cũng cho súc là ngăn cản (nhưng Thóan từ lại cho là súc tích).

    Mặc dầu gượng ép như vậy, trong phần dịch các quẻ, chúng tôi cũng sẽ trích torng Tự quái truyện mà đặt lên đầu từng quẻ.

    VII. TẠP QUÁI TRUYỆN

    Sau cùng là Tự quái truyện giải thích linh tinh (tạp) về một số quẻ.
    Truyện chỉ có một thiên gồm nhiều câu ngắn. Mỗi câu thường gom hai hoặc bốn, sáu quẻ mà giải nghĩa rất vắn tắt, chẳng cho ta biết thêm được gì cả, nhưng có vẫn hoặc lời đối nhau, như:

    Câu đầu : “Càn cương, khôn nhu, tị lạc sư ưu, lâm, quan chi nghĩa hoặc dữ hoặccầu” (Quẻ càn thì cứng, quẻ khôn thì mềm, quẻ tị thì vui, quẻ sư thì lo, còn nghĩa quẻ lâm và quẻ quan là cùng nhau đi với nhau hay là tìm đến nhau.

    Có câu rất tối nghĩa như:
    “Phệ hạp thực dã, bí vô sắc dã”
    (Phệ hạp là ăn, bí là không có màu sắc):
    Bí là không có màu sắc, thật khó hiểu. Chu Hi giải thích là:
    “Sắc trắng thì chịu được màu đẹp”, cũng chẳng giúp ta hiểu thêm được gì.
    Legge (sách đã dẫn) cho truyện này chỉ là “jeu d’esprit” (trò chơi dùng trí)
    Tác giả có thể là một người đời Hán.

    Tóm lại trong phần truyện:
    - Hai truyện đầu Thóan truyện và Tượng truyện để giải thích Quái từ tức Thóan từ của Văn vương và Hào từ của Chu Công, cần phải đọc.
    - Hai truyện kể: Hệ từ truyện và Văn ngôn truyện có giá trị, nhiều ý nghĩa hơn cả.
    - Còn ba truyện cuối: Thuyết quái truyện, Tự quái truyện, Tạp quái truyện rất tầm thương, tệ nhất là Tạp quái truyện.
    - Bảy truyện đó - cổ nhân gọi là mười vì Thóan truyện, Tượng truyện, Hệ từ truyện, mỗi truyện kể là hai (thượng và hạ) – hiển nhiên là do nhiều người torng nhiều thời đại viết (có thể một số diễn lại tư tưởng của Khổng tử, chứ ông không hề viết) cho nên giá trị đã không đều, tư tưởng không nhất trí, lại thêm có nhiều chỗ thóat văn, tối nghĩa (ngay cả trong Hệ từ truyện nữa: như đọan 2 chương 8 Hạ truyện: “Kì xuất nhập dĩ độ, ngọai nội sử tri cụ” (chẳng ai hiểu là gì) cho nên trong phần sau, chúng tôi chỉ dịch riêng Hệ từ truyện, còn những truyến khác thì trích ít nhiều đọan cho vào chỗ giải thích mỗi quẻ, mỗi hào.

    - Sự trình bày Kinh Dịch xưa và nay:
    Thời mới đầu, Chu dịch sắp riêng phần kinh (Thóan từ và Hào từ) rồi mới tới phần truyện. Rồi sau, bắt đầu có lẽ là Phí Trực và Trịnh Huyền đời Hán, kế tiếp là Vương Bật đời Ngụy mới sắp lại, cho Thóan truệyn, Tượng truyện và Văn Ngôn truyện (tức những truyện giải thích các quẻ, các hào) xen vào phần kinh, sau mỗi quẻ, mỗi hào. Như vậy chỉ còn Hệ từ truyện, Thuyết quái truyện, tự quái truyện, Tạp quái truyện là in riêng ở cuối phần kinh. Các bản Chu Dịch chữ Hán ngày nay đều trình bày như vậy.

    - Chúng tôi thấy cách đó tiện cho người đọc, và chúng tôi theo cụ Phan Bội Châu, trích thêm tự quái truyện cho vào đầu mỗi quẻ (như đã nói). Còn Thuyết quái truyện và Tạp quái truyện, chúng tôi nghĩ giới thiệu như trên đủ rồi, không dịch hoặc trính dẫn nữa.

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 25.09.2005 18:48:08

(tiếp theo)

CÁC PHÁI DỊCH HỌC TỪ HÁN TỚI NAY


Vì dịch học chỉ xây dựng trên 64 quẻ do hai vạch âm, dương chồng lên nhau, đổi chỗ cho nhau ba bốn lần mà thành, cho nên nó có một sức hấp dẫn lạ lùng, ai cũng tò mò muốn biết, mà những người có óc tưởng tượng dồi dào có thể dễ dàng cho mỗi quẻ một ý nghĩa mới, giảng mỗi quẻ theo vũ trụ quan, nhân sinh quan của mình, ý nghĩa đó càng huyền bí thì lại càng có vẻ thâm thúy,; do đó mà không một danh nho nào từ đời Hán đền đời Thanh không tìm hiểu Kinh dịch, hiệu đính, chú thích và một số đã tạo cho nó một nội dung mới khác xa nội dung thời Văn Vương, Chu Công. Nó gần thành một thứ khoa học biến hóa theo thời đại.

Số sách viết về Kinh Dịch trong hơn 2.000 năm nay rất nhiều, không ai đọc hết được; nhưng tài ☲ệu chúng tôi có về các phái Dịch học thì rất ít, chỉ vài chục trang, cho nên chúng tôi chỉ có thể phác dưới đây vài nét chính về lịch sử Dịch học trong mỗi thời đại thôi.

HÁN:

Ở trên tôi đã nói Tần thủy Hòang ra lệnh đốt hết các sách và triết học, văn học, sử học . . .chỉ cho giữ những sách dạy nghề, mà môn bói thời đó là một nghề được trọng, cho nên Kinh Dịch không bị hủy; một số học giả nhân cơ hội đó nghiên cứu Kinh Dịch lén gài vô các “Truyện” một số tư tưởng của Nho, Lão hoặc của chính họ để giải thích Kinh Dịch. Nhờ vậy mà qua đời Hán, Dịch học rất thịnh.

Đại khái có thể chia làm hai phái .
- Phái thứ nhất gồm: Phí Trực, Trịnh Huyền, Tuân Sảng, Tiêu Diên Thọ, theo truyền thống của Nho giáo, vẫn coi Dịch là sách bói và luân lý mà phát triển thêm.
- Phái thứ nhì chỉ có Kinh Phòng là trứ danh, lập ra môn học “Tượng số”
Phí Trực sắp đặt lại Kinh Dịch, (như cuối hcương trên tôi đã nói) giải thích Dịch theo tư tưởng của Nho gia. Ông truyền cho Mã Dung, Mã Dung lại truyền cho Trịnh Huyền.

Trịnh Huyền dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc để giảng Kinh Dịch, cho nên rất chú trọng về cái học huấn hổ chú giải thích tinh vi, dẫn chứng kỹ lưỡng. Ôngcòn coi mười hai hào của quẻ Càn và quẻ Khôn là 12 “thần tức 12 ngôi sao vào hàng thứ (hành tinh?) , muốn dùng Dịch để lập một thuyết về thiên văn học, nhưng sáng kiến đó không có giá trị, ít người theo.

Tuân Sảng đưa ra thuyết “Thăng, giáng” Bảo “hào 2 của quẻ Càn nên thăng lên hào 5 của quẻ Khôn v.v. . Hào dương của quẻ Càn mà thăng lên ở quẻ Không thì họi là “Vân hành” (mây bay); hào âm của Khôn gián xuống ở quẻ Càn thì gọi là “Vũ thi” (mưa rơi)


Thuyết đó hẹp hòi, cũng không ai theo.

Tiêu Diên Thọ có sáng kiến cho mỗi quẻ (trùng quái) biến thành 64 quẻ, như vậy 64 x 64 được 4.096 quẻ. Tôi không hiểu cách “biến” đó ra sao (lại lấy 64 quẻ chồng lên nhau?) Cách đó cũng không ai theo, vì số quẻ nhiều quá, làm sao đặt tên giải thích cho hết được? Ông còn lấy mỗi hào làm chủ cho một ngày: 64 quẻ có 384 hào, mà mỗi năm chỉ có 365 hay 366, còn lại non 20 hào nữa, ông dùng làm gì, cũng không biết.

Chỉ có môn học tượng số của Kinh Phòng là có ảnh hưởng đến đời sau.

Môn học đó nhằm giải thích vũ trụ bằng biểu tượng và số mục. Quan niện “Tượng” chúng tôi đã giảng trongChương trên (trang 48-49); Còn về số thì trong Hệ từ truyện, Thiên thượng, Chương 9 đã nói tới rồi” Số của Trời là một, của đất là hai, của Trời là ba, của đất là bốn, của trời lànăm, của đất là sáu, của trời là bảy, của đất là tám, của trời là chính, của đất là mười.

Như vậy những số lẻ từ một đến chín là số dương, số của trời; những số chẳn từ hai tới mười là số âm, số của đất. Số của trời có năm con: 1, 3,5,6, 9, cộng lại là 25. Số củađất cũng có năm con 2, 4, 6, 8, 10 cộng lại là 30.

Tác giả chương đó có thể sống vào đầu đời Hán, và Kinh Phòng có thể dựa vào chươngđó để lập ra môn tượngsố, đại khái chủ trương rằng:”hết thảy sự vật trongvũ trụ và hết thảy biến hóa của cácsự vật đều có thể biểu thị bằng những biểu tượng, và hết thảy sự vật trong vũ trụ đều cấuthành và bíen hóa mỗi lọai theo qui luật của một số mục .

Tôi không rõ thuyết của Kinh Phòng ra sao, nhưng người đời sau cho là lôi thôi, phiền tóai, làm mất tính cách triết học rất nhiều, và phải đợi tới đời Tống, Thiệu Khang Tiết mới phát huy môn tượng số cho có thêm màu triết học.

Từ Tam Quốc tới Ngũ Đại:

Đời Tam Quốc có Ngu Phiên nhấn mạnh về thuyết tiêu tực (tăng, giảm, thịnh, suy), Dương mà động thì tiến từ 7 lên 9, âm mà động thì lùi, từ 8 về 6; thuyết này có từ xưa, nhưng ông là người đầu tiên dùng nó để giải Kinh Dịch. Ông lấy hai quẻ Càn, Khôn là cơ bản cho Dịch học, đời sau khen ông là có công với Dịch học.

Xét chung, đời Tam Quốc, các nhà Dịch học như Lưu Biểu, Quản Lộ chú trọng đến bói, đặt ra nhiều thuật, các sách bói đời sau đem ra dùng.

Qua đời Ngụy, chúng ta mới thấy một nhà Dịch học, Vương Bật, có hùng tâm quét sáchcái học tượng số và bóitóan, chuyên nghiên cứu về nghĩa lý, mở được cho lý học đời Tống. Ông sắp đặt lại Kinh Dịch, đem Thóan tượng, Tượng truyện và Văn ngôn truyện xem vào phân kinh cho người đọc dễ thấy ý nghĩa của mỗi quẻ. Cách sắp đặt đó hiện nay còn được dùng. Ông chú giải Dịch học của Phí Trực đời Hán, viện dẫn nhiều lời của Lão tử. Ông thường tự bảo:”Được ý rôi thì quên tượng, được tượng rồi thì quên lời”, nghĩa là đọc Dịch, chỉ cần chú trọng tới ý nghĩa của quẻ mà thôi, không câu nệ vào tượng và lời.

Ảnh hưởng của ông rất lớn. Thời Nam Bắc triều, ôngđược độc tôn ở phương Nam, cũng như Trịnh Huyền được độc tôn ở phương Bắc.

Đời Đường, Phật giáo thịnh muốn lấn Nho học, ít nhà nghiên cứu Dịch học, đáng kể chỉ có Khổng Dĩnh Đạt, theo chủ trương của Vương Bật; và Lý Đỉnh Tộ, học rộng, sưu tập các sách việt về Dịch của trên 30 nhà, hiệu đính được nhiều chỗ, tìm được nhiều điều thâm thúy.

Đời Ngũ Đại và Tống sơ, một đạo sĩ tên là Trần Đòan, hiệu là Hi Di, sáng tác “dịch đồ” cho rằng bát quái gốc ở Hà Đồ (trang ở trên), đưa dịch học vào mộn nẻo mới, nẻo thuật số (tức thuật đóan số mạng). Ông đặt ra môn Bát tự Hà Lạc, chuyển can chi của ngày tháng, năm sinh thành những con số rồi chuyển số thành quẻ, để đóan vận mạng con người.

Trần Đòan cũng sáng lập ra môn Tử vi đẩu số nữa, có uy tín rất lớn trong giới thuật sĩ. Học thuếyt của ông sau truyền cho Thiệu Ung đời Tống.

Từ Tống đến Minh:

Qua đời Tống, dịch học phát triển mạnh. Có hai phái chính:
- Phái Đồ Thư (Hà Đồ, Lạc Thư), tức phái Tượng số học.
- Phái lý học, chú trọng về nghĩa lý, về thiên lý, nhân đạo.

Phái Đồ Thư chịu ảnh hưởngcủa Lão học. Hai nhà nổi danh nhất, môn sinh rất đông ,uy tín rất lớn là Chu Đôn di (Chu Liêm Khê) và Thiệu Ung ( Thiệu khang Tiết).

Chu Đôn Di sáng tác Thái Cực đồ sau sửa thành Vô cực đồ và Dịch Thôngthư, nhưng Thái cực đồ thuyết chỉ là một phép luyện khí củađạo gia, ít liên can tới Kinh Dịch. Câu “Vô cực nhi thái cực” (có thể hiểu là vô cực với thái cực là một, hoặc vô cực chuyển qua thái cực) chỉ là diễn cái ý hữu sinh ư vô” (hữu từ vô mà sinh ra) của Lão tử. Còn Dịch Thông thư thì là tư tưởng trong đạo đức kinh trộn với tư tưởng trong Hệ từ truyện; Chu chủ trương vô vi, hòan tòan tĩnh thì mới biết được cái điềm (cái mầm thiện ác); như vậy là thiên về Lãi, Trang, không hợp với tư tưởng của Khổng phái “quân tử tự cường bất tức” trong quẻ Càn.

Thiệu Ưng chịu ảnh hưởng của Trần đòan, vẽ ra đồ Tiên thiên và Hậu thiên bát quái (có lẽ đây là lần đầu tiên hình Tiên thiên và Hậu thiên bát quái được in trên sách và phổ biến) có tính cách đạo thuật.

Ông phát huy thêm môn tượng số của Kinh Phòng đời Hán. Ông chia cácsố ra thể số, dụng số, biến số, hóa số, động số, thực số v.v. . .như “thể số” của thái dương là 160, của thái âm là 192, “biến số” của nhật nguyệt, tinh, thần là 17024 . . Thật bí hiểm.

Tuy nhiên, Thiệu Ưng không lấy tượng số làm cứu cánh; cứu cánh chính vẫn là đạo, là lý, căn bản của tượng số. Ông bảo:”có ý thì mới có lời, có lời thì tất có tượng, có tượng thì tất có số. Số và tượng làm cho lời và ý sáng tỏ. Tương và số ví như cái đó, cái lưới, lời và ý ví như cá, như thỏ. Được cá, được thỏ mà quên đó, quên lưới thì được, chứ bỏ đó bỏ lưới không dùng mà muốn được cả được thỏ thì chưa thấy được cá, được thỏ bao giờ”.
Vậy đạo lý là gốc, quan trọng nhất. Tượng và Số chỉ là những công cụ giúp cho ngôn ngữ để biểu thị ý tưởng được thêm rõ ràng mà dễ nắm được đạo lý.

Quan nệim của ông về tượng, có chỗ khác với Dịch, chẳng ông cho “thái như “ (cực nhu) là nướcm “Thái cương” (cực cương) là lửa; còn Dịch cho Thái Nhu là đất (Khôn), thái cương là núi (cấn).

- Trong phái Lý học, phải kể Trình Di, Trương Tái và chu Hi.

Trình Di trở lại cái họccủa Vương Bật, bỏ những cái huyền bí, tìm đạo lý torng Kinh Dịch để giữ cái học trọng nhân dức của Khổng tử. Ông chú giải Kinh dịch theo chủ trương đó, nhưng không phát huy thêm được gì.

Trương Tái có sáng kiến hơn, tìm thêm ý nghĩa mới cho các quẻ, chẳng hạn bảo: ý nghĩa của quẻ Phục là “vì thiên địa mà lập tâm”; của quẻ Đại Súc là “vì dân sinh mà lập mệnh”; của quẻ Độn là “vì thánh nhân để kế tục cái học đã mất”; của quẻ Thái là “vì vạn thế mở hội thái bình” Ông muốn đem đạo tu thân để trị quốc, bình thiên hạ vào Kinh Dịch.

Chu Hi chiết trung cả hai phái (mặc dầu thiên về lý học), sọan Chu Dịch bản nghĩa để tiếp bộ Dịch truyện (giảng về Kinh Dịch) của Trình Di, lại soạnn Dịchsố Khải Mông để phát minh áo nghĩa trong Tiên thiên bát quái đồ của Thiệu Ung. Ông chê Vương Bật là sắp đặt lại Kinh Dịch, làm cho đời sau không phân biệt đâu là Kinh, đâu là Truyện; và đã để mất hết cách thức chú giải kinh điểm của Hán Nho. Chu Hi cũng dùng Kinh Dịch để bói, có thể bảo ôngtập đại thành những tư tưởng Dịch học của đời Tống, chứ không phát minh được gì.

Bản Chu Dịch đại tòan hiện thời là bản Dịch có lời chú giải của Trình Di và Chu Hi. Nhà Mai Lĩnh, trước thế chiến xuất bản bộ Kinh Dịch do Ngô Tất Tố dịch, cũng gồm những lời chú giải của Trình, Chu.

Ngòai ra, hầu hết các danh nho đời Tống như Tư Mã Quang, Âu dương tu, Lí Cấu, Phạm Trọng Yên, Vương An Thạch, Tô Tuân, Lữ Đại phòng, Trình Hạo v.v. . .đều có nghiên cứu Kinh Dịch, đưa ra ít nhiều ý kiến riêng, như Âu Dương Tu trong tập “Dịch: Đồng Tử Vấn” mà chúng tôi đã nhắc tới torng Chương I.

Các nhà Dịch học trong hai thời Nguyên và Minh không lưu lại công trình gì đáng kể. Xét chung họ đều theo cái học đời Tống.

THANH

Qua đời Thanh, dân tộc Trung Hoa cực khổ trăm chiều, mới đầu bị người Mãn ức hiếp, sau lại người Âu coi như con thịt, tha hồ cắt xém, chia xẻ, cho nên các triết gia của họ không thể tỉnh tọa suy luận về Thái cực, thái hư, tâm tính được nữa, mà bắt buộc phải nghĩ đến thực tế.

Do đó triết học đời Thanh có những biến chuyển lớn: đạo học suy tàn, Nho vẫn giữ địa vị cũ, nhưng thiên về thực dụng, khảo cứu, rồi canh tân cho hợp thời.

Dịch học cũngtheo trào lưu tư tưởng mới, lần lần quét sạch những thuyết huyền bí khó tin.

Hồi đầu đời Thanh, Hòang Tôn Hi viết cuốn Dịch học tượngsố luận rất có giá trị, Hòang(có sáchchép là Hồ) Tôn Viêm viết cuốn Dịch Đồ thư biện oặc, rồi Mao Kỳ Linh viết cuốn Hà Đồ Lạc thư nguyên suyễn, không còn tin Hà Đồ với dịch có quan hệ gì với nhau nữa. tới khi Hồ Vị cho ra cuốn Dịch đồ minhbiện, đem lai lịch của Hà Đồ và Dịch làp hân tích minh bạch, bảo đồ làđồ, dịch là dịch, không liên can gì với nhau, mà quét bỏ được những giải thích lầm lẫn của Tống Nho.

Giữa đời thanh, Huệ Đồng và Trương Huệ Ngôn chuyên nghiên cứu Dịch học đời Hán, dùng phương pháp qui nạp, hơi có tính cách khoa học.

Nhưng người nghiên cứu Chu Dịch một cách thâm thúy, phát minh được ít nhiều là Tiêu Tuần. Ông căn cứ vào quái, hào, giải thích từng chữ để làm sáng tỏ phép hào biến, nói được những điều chưa ai nói.

Nên kể thêm Lý Quang Địa đời Khang dùng tóan học phương Tây để giải thích Dịch, dùng Lý Hóa để tính phương vị của Quái, Hào.

Theo Tào Thăng, đó là một phát minh lớn.

***

(còn tiếp)


Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 25.09.2005 23:39:54
HIỆN NAY
Trong mấy chục năm gần đây, các nhà xuất bản ở Hương Cảng và Đài Bắc vẫn thường in sách viết về Dịch, nhưng chúng tôi không thể theo dõi được, mới thấy được ba cuốn đáng chú ý:

- Chu Dịch Tân Giải của Tào Thăng mà chúng tôi đã nhắc tới ở trên.

- Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú của Cao Hanh do nhà Khai Minh thư điếm ấn hành.

Hai nhà trên đều theo chủ trương khảo chứng, "dùng Chu Dịch để chứng minh Chu Dịch", dùng các quẻ để giải thích các hào của hai quẻ Càn, Khôn.

- Dịch HỌc Tân Luận của Nghiệm linh pong (do nhà Chính Trung Thư Cục ấn hành 1973) chú trọng về việc hiệu đính.

Chúng tôi thấy có nhiều giải thích các quẻ, hào, mỗi nhà có một kiến giải riêng, mà chúng tôi không có thì giờ phương tiện nghiên cứu môn học đó, nên không thể đưa ý kiến về những thuyết mới đó được.

Dịch học quả là một khu rừng mênh mông, ai muốn theo đường nào thì theo. Cổ kim chưa hề có tác phẩm nào rây ra nhiều suy luận như vậy cho đời sau.

**
*


Ở VIỆT NAM

Ở nước ta chưa có ai có thể gọi là nhà Dịch học được. Ngòai bốn bản dịch Kinh dịch của Ngô Tất Tố (Mai Lĩnh xuất bản), của Nguyễn Mạnh Bảo (dịch giả tự xuất bản) của Nguyễn Duy Tinh (Trung Tâm Học liệu xuất bản năm 1968) và của cụ Phan Bội Châu (Khai Trí xuất bản năm 1969) - bản này có giá trị nhất - mới chỉ có ít tập nhận xét hay tìm hiểu Kinh Dịch của:

Nguyễn Uyển Diễm: Một nhận xét về Kinh Dịch - Võ Đất - Hà Nội 1953.
Bữu Cầm: Tìm hiểu Kinh Dịch - Nguyễn Đỗ xuất bản 1957.
Nguyễn Hữu Lương: Kinh Dịch với Vũ trụ quan Đông Phương - Nha Tuyên Úy phật giáo ấn hành - 1971.
Nguyễn Duy Cần : Dịch Học Tinh HOa - Tủ sách Thu Giang 1973.
Lê Chí Thiệp: Kinh Dịch Nguyên Thủy - Khai Trí - 1973.

(còn tiếp)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.09.2005 23:41:58 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 26.09.2005 18:39:38
PHỤ LỤC

DỊCH HỌC Ở PHƯƠNG TÂY

Alfred Douglas trong cúon The Oracle of Change (1972) đã kê và giới thiệu vắn tắt tất cả các bản Kinh Dịch ra ngôn ngữ phương Tây từ trước tới nay, theo chỗ ông biết. Mới chỉ có bảy bản, so với số các bản dịch Đạo đức Kinh thì kém xa.

1. Regis, P, Y.King - Antiquissimus Sinarum Liber Paris, 1834.
Đây là bản dịch đầu tiên ra ngôn ngữ phương Tây của các nhà truyền giáo giòng Tên (Jesuites).

2. Meclatchie, Rev. Canon, A translation of the Confucian Yi King, or the Classic of Changes, có chú thích và phụ lục. Thượng Hải, 1876.

Bản này lạ lùng ở điểm người dịch muốn đem khoa Thần thọai học tỉ giảo (Mythologie comparée) để tìm hiểu những bí mật của Kinh Dịch)

3. De Harley, C., Le Yih-King, Texte primitif rétabli, traduit et commenté. Bruselles, 1889.

Một bản dịchcổ đáng chú ý, nhưng theo các tiêu chuẩn ngày nay thì không đáng tin.

4. Legge J., The textx of Confucianism, Pt II, the Yi King - Oxford 1899.

Một bản dịch sát và kỹ lưỡng bản Kinh dịch in năm 1715 đời Khang Hi. Nhưng Legge không coi Kinh Dịch là một sách bói, không tin môn bói Dịch, và những chú thích của ông cũng sơ sài quá. Ông không nói gì về cách bói cả.

5. Wilhem, R., I Ging: das Buch der Wandlungen - Jena 1924.

Wilhem dịch ra tiếng Đức, rồi C.F Bayness lại dịch tiếng Đức ra tiếng Anh, nhan đề là The I Ching or Book of Changes, London - 1950.

Bản dịch của Wilhem đầy đủ nhất, được nhiều người thích nhất, có lời giới thiệu rất hay và lời mở đầu sâu sắc của Tiến sĩ C.G.Jung. Nhưng cách sắp xếp rắc rối quá, tốn công cho người đọc.

6. Blofeld J., The Book of Change - London 1965.

Một bản dịch mới của một ọc giả Anh, đáng đọc. Nói kỹ về cách bói. Nhưng không dịch những lời chú thích của Khổng tử (A. Douglas muốn nói phần Truyện).

7. Siu, R.G.H. The man of many qualities; Alegacy of the I Ching Cambridge. Mass, 1968.

Một bản dịch mới riêng về phần kinh của Văn Vương và Chu Công. Dịch giả trích dẫn trên 700 chỗ trong văn học thế giới để giải thích phần kinh đó. Ông lại luận về cách bói, ý tưởng mới mẻ, hấp dẫn.

Tôi được biếtthêm hai bản dịch, sơ sài nhưng chú trọng đến việc bói:

- Alfred Douglas, The oracle of Change - Penguin Books - 1972.

Phần I - giớ ithiệu qua loa nguồn gốc Kinh Dịch, tư tưởng trong Kinh Dịch, rồi chỉ cách bói.
Phần II - Dịch Thoán Từ, Hào Từ, với ít lời giải thích theo quan niệm của Nho gia.

- J. Lavier, Le Livre de la Terre et du Ciel - Édition Tchou, Paris 1969.

Tác giả là giáo sư dạy khoa châm cứu ở Đài Loan. Ông cho rằng Kinh Dịch là công trình của Phục H, Văn Vương, Chu Công, Khổng tử, nhưng lại bảo nó là "cuốn sách thiêng của Đạo Lão truyền thống".

Phần 9dầu ông tìm ý nghĩa cổ nhất của một số danh từ như: Thái Ất, đạo, âm dương, dịch, quái, càn, khôn, khảm, li, cấn, đóai, tốn, chấn...Chẳng hạn ông cho (dịch) [ ] là con kì nhông thay đổi màu sắc dễ dàng, li [ ] gồm con yack (một giống trâu rất mạnh) ở bên trái, với con chim [ ] ở bên phải, do đó li có ngĩa là mạnh và đẹp (như chim), sau đó ông giảng qua loa về 2 cách sắp đặt các quẻ đếm trên vòng tròn của Phục HI và của Văn Vương (ông cho cách của Phục HI có lý, của Văn Vương vô lý).

Phần sau ông dịch Thoán Từ và Hào Từ một cách rất vắn tắt, có lẽ theo quan niệm của Đạo gia; chẳng hạn quẻ Càn, về ý nghĩa của quẻ, ông viết: "Nguồn gốc của mọi vật , tiến lần tới hoàn hảo, về ý nghĩa của mỗi hào , ông viết. :

Hào 1 : Ở trong hang, con rồng không họat động.

Hào 2: Con rồng hiện lên, người ta thấy nó (!)

Hào 3: Bậc đại nhân không được ngưng họat động.

Hào 4: Con rồng vẫy vùng.

Hào 5: Con rồng bay.

Hào 6: (Hào thượng) Dương không được tuyệt đối, đôi khi phải nhường chỗ cho âm, nếu không thì không sinh sản được gì.

Phần cuối ông tìm ý nghĩa của vài quẻ để áp dụng vào việc đời nay mà thời xưa không có. Như quẻ Thủy Lôi Truên, ông giảng rằng nó diễn tâm thần do dự hoang mang của thanh niên; quẻ Thủy Thiên Nhu diễn tốc độ nguy hiểm của một chiếc xe, quẻ Thuần Khảm chính là cái ý tượng của khoa học hiện đại (khoa học phát triển quá thì nguy cho nhân lọai)...

Ông ta cũng bói thử cho một thiếu nữ hỏi về hôn nhân, được quẻ Lôi trạch Quy muội biến ra quẻ Địa trạch Lân, khuyên thiếu nữ đó đợi một cơ hội khác, vì theo quẻ thì mới đầu tốt, rồi sau bíến thành xấu.

Tóm lại cuốn của J. Lavier có nhiều ý mới, đúng hay không, tôi không dám quyết; còn việc giảng ý nghĩa các quẻ thì sơ lược quá.

Đặc biệt nhất là cuốn The Symbols of Yi King của Z.D Sung - Paragon (Paragon có phải là tên nhà xuất bản không? Ở đâu? In năm nào, không biết, chỉ biết bài tựa của tác giả viết năm 1934).

Không phải là một bản dịch Kinh Dịch; tác giả chỉ ghi lại những sự ngẫu nhiên trùng hợp giữa một số quẻ với vài môn học như : Đại số học, Vật lý, Thiên văn, Luận lý mà ông đã rất tốn công tìm ra được.

Tôi chỉ xin dẫn một thí dụ ở đầu sách. Ông cho hào dương (vạch liền) là A, hào âm (vạch đứt (là B. Rồi ông đổi tám quẻ đơn ra:

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 26.09.2005 20:33:13
Càn ☰ thành AAA : A(tam thừa); Khôn ☷ thành BBB : B(tam thừa).
Ba quẻ có 2 hào dương, một hào âm:
Đoái ☱ thành B A A: A(bình phương)B; Ly ☲ thành ABA : A(bình phương)B;
Cộng ba quẻ đó thành 3 A(bình phương)B.
Ba quẻ có 1 hào dương, hai hào âm:
Chấn ☳ thành BBA; AB(bình phương); Khảm ☵ thành BAB : AB(bình phương)
Cấn ☶ thành ABB: AB(bình phương)
Cộng ba quẻ đó thành 3 AB2
Cộng cả tám quẻ thành một công thức đại số:
Ả + 3A(bình phương)B + 3AB(bình phương) + B(bình phương) : (A + B)(tam thừa)
Kể ra cũng tài tình.

***
Nhưng theo tôi dưới đây mới là hai phát kiến nổi danh nhất của học giả phương Tây về Kinh Dịch.

Phát kiến của Leibniz:

Leibniz, triết gia kiếm tóan học gia Đức (1946-1716), là người đầu tiên nghĩ ra phép nhị tiến về số học, thay cho phép thập tiến, nghĩa là cỉ dùng hai síp (chiffre) 1 và 0 chứ không dùng mười síp từ 0 đến 9.

Theo phép nhị tiến thì cứ thêm con 0 tức là nhân với 2 chứ không phải với 10 như trong phép thập tiến.

Ví dụ: 10 con số đầu trong phép thập tiến đổi ra phép nhị tiến như sau:
1: 1; 2:10; 3:11; 4:100; 5:101; 6:110; 7:111; 8:1000; 9:1.001; 10: 1.010
(4+2): 100 + 10 = 110
(4+3): 100 + 11 = 111
(8+2): 1.000 + 10 = 1010.

Ngày nay các máy điện tử dùng nguyên tắc đó của Leibniz: hể luồng điện vô, đèn bật thì là 1: tắt điện thì là 0. Bật tắc, bậc tắt, chỉ có 2 “thế” đó thôi.

Leibnis đang sáng kiến của ông trên một tờ báo năm 1679. Trong khỏang từ 1679 đến 1702, ông thư từ với một nhà truyền giáo Giồng Tên ở Trung Hoa, và nhờ nhà truyền giáo này mà ông biết được 64 quẻ Kinh Dịch, thấy người Trung Hoa chỉ dùng hai vạch dương và âm mà vạch được các qủ, cũng như ông chỉ dùng số 1 và số 0 mà viết được mọi số. Ông xin vị truyền giáo đó 1 bản Phương vị 64 quẻ của Phục Hi (coi trang sau): suy nghĩ, tìm tòi và thấy rằng nếu ông thay con O vào vạch âm, con 1 vào vạch dượng thì 64 quẻ đúng là 64 con số từ 0 đến 63 trong phép nhị tiến của ông.

Chẳng hạn quẻ Bác ䷖ (ở bên mặt quẻ Khôn, ở giữa hình; và ở bên trái quẻ Khôn ở trên vòng tròn, khi ta nhìn từ trong ra ngòai) đúng là số 1 trong phép nhị tiến của ông, nếu không kể năm con 0 đứng trước số 1.

Rồi quẻ Tỉ ䷇ ở bên quẻ Bác đổi ra thành 000010, đúng là con số 2 trong phép nhị tiến.
Cứ như vậy, chúng ta được những số:
0,1,2,3,4,5,6,7 trên hàng đầu ở giữa hình.
8,9,10,11,12,13,14,15 trên hàng nhì ở giữa hình v.v. tới quẻ Càn ở cuối hàng 8 (tức hàng cuối) là số 63.

Bạn có thể kiểm sóat lại, đổi con số 63 ra phép nhị tiến thì thấy. Muốn đổi như vậy, bạn chia 63 cho 2 được 31, cón 1, bạn ghi 1, và vạch một nét dương; rồi chia thương số 31 chò, được 15, còn 1, lại ghi 1 và vạch một nét dương nữa; chia 15 cho 2 được 7, còn 1, lại ghi 1 và vạch một nét dương nữa; chia 7 cho 2 được 3, còn 1, được thêm một nét dương nữa; chia 3 cho 2, được 1, thêm một nét dương nữa, còn lại 1, lại thêm một nét dương nữa; (cứ còn lẻ 1 là thêm 1 nét dương) Rốt cuộc được hết thảy 6 nét dương, đúng là quẻ Càn.

PHƯƠNG VỊ 64 QUẺ CỦA PHỤC HI


Với phép nhị tiến (nume1ration binaire ) của Leibnibz


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/397855DCA84841E4ABD7885315004323.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 02:57:24 bởi Huyền Băng >
Attached Image(s)

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 28.09.2005 01:42:41
Thứ tự các qu3 trùng sắp theo tiên thiên bát quái của Phục Hi. Trên vòng tròn: khở từ quẻ Khôn, kể là , (đánh số theo Leibniz), tiến ngược chiều kim đồng hồ, đến quẻ 31, rồi lại bắt từ quẻ 32 ở bên cạnh quẻ Khôn, tiến thuận chiều kim đồng hồ, đến quẻ cuối cùng là quẻ Càn, số 63.


Ở giữa hình, các quẻ sắp theo hàng ngang từ trái qua phải, hàng đầu từ quẻ 0 (quẻ Khôn) đến 7, hàng nhì từ 8 đến 15 v.v.. hàng cuối từ 56 đến 63 (quẻ Càn). độc giả nhận thấy các quẻ 7, 15, 23.. trên vòng tròn cũng là những quẻ mang các số đó trên khung vuông ở giữa.

Một thí dụ nữa, muốn biết quẻ thứ 50 trên hình ở giữa là quẻ gì, bạn cũng chia như trên:
50 : 2 = 25, không còn lại, tức là 0, bạn vạch nét Âm.
25 : 2 = 12, còn lại 1, tức là 1, bạn vạch nét dương.
12 : 2 = 6, không còn lại,tức là 0, bạn vạch nét Âm.
6 : 2 = 3;không còn lại , tức là 0, bạn vạch nét Âm.
3 : 2 = 1 , còn lại 1 , tức là 1, bạn vạch nét Dương.
và còn lại 1 bạn vạch nét Dương.

Bạn được quẻ Thủy trạch Tiêt, đúng là quẻ thứ 50, tức là quẻ thứ 3 trên hàng thứ 7 ở giữa hình.

Người ta bảo Thiệu Ung đời Tống đã vẽ đồ đó; nếu đúng vậy thì ông đã tìm ra được phép nhị tiến trên sáu thế kỷ trước Leibniz chăng? Thật là một sự ngẫu hợp lạ lùng. Vì sự sắp đặt các quẻ Tiên Thiên và cách thức trùng quái không có chút liên quan gì với phép nhị tiến của Laibniz cả.

Chúng ta để ý: trên vòng tròn của đồ, thứ tự khôngtheo một chiều mà theo hai chiều như cách sắp trùng quái tương truyền của Phục HI nhưng quẻ cuối cùng, số 63 cũng vẫn là quẻ Thuần Càn.

Vậy bạn theo ngược chiều kim đồng hồ, đánh số từ quẻ Thuần Khôn là 0, tới 1, 2,3.. đến 31 là quẻ Sơn Phong Cổ, bên cạnh quẻ thuần càn; rồi bạn bắt từ quẻ Địa Lôi phục ở bên cạnh quẻ thuần khôn, đánh số quẻ Phục là 32, theo chiều kim đồng hồ tiếp tục đánh số : 33, 34, 35...đến quẻ 62 là Trạch Thiên Quải cuối cùng là quẻ Thuần càn số 63.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 03:13:22 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 28.09.2005 01:44:23
hình này nằm ở đoạn Ý KIẾN MỘT SỐ HỌC GIẢ NGÀY NAY, trong câu "từ đầu thế kỷ.. "

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/0F42503181F248558175EF0C47436C77.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 02:17:48 bởi Huyền Băng >
Attached Image(s)

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 28.09.2005 01:46:17
Trương Củng hay Easymen đem giùm hình II này lên dưới hình I giùm HB, ngộ không biết làm rồi !

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/9684/70FD6A8B54864BB883FFCAA1EAF3BF9B.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 02:47:01 bởi Huyền Băng >
Attached Image(s)

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 28.09.2005 01:48:08
(đả dời)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 03:15:34 bởi Huyền Băng >

Huyền Băng
  • Số bài : 3826
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.09.2005
  • Nơi: rừng thu 1953
RE: Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê - 28.09.2005 01:50:24
Phát kiến - đúng hơn một ý kiến - của nhà tâm lý học C.G. Jung.

Jung gốc Thụy Sĩ, sinh năm 1875, cùng với Freud là một trong những thủy tổ của Khoa phân tâm học (psychanalyse), nghiên cứu về tiềm thức của lòai người. Ông là bạn của Richard Wilhem, người dịch Kinh Dịch ra tiếng Đức, và ông nhờ Wilhem mà hiểu được Kinh dịch.

Trong lời mở 9da6u2 bản tiếng Anh của Wilhem xuất bản ở London, ông kể chuyện năm 1949 ông thành tâm bói hai lần theo cách gieo ba đồng tiền:
- Lần thứ nhất để biết bản tiếng Anh sắp in có được độc giả phương Tây hểiu hơn bản tiếng Đức không. Ông được quẻ Đỉnh [ ] biến ra quẻ Tấn [ ] (động hào 2,3). Lời đoán là bản tiếng Anh lần này có ích hơn bản tiếng Đức lần trước.

Ông muốn viết Lời nói đầu cho bản dịch tiếng Anh, lại bói một quẻ nữa để biết việc nên làm không, vì ông còn do dự :Ông là một nhà khoa học, tự cho có trách nhiệm với khoa học, mà lại đi giới thiệu một tác phẩm có tính cách huyền bí thời cổ ư? Nhất là ông có thể ngỡ bản Kinh Dịch Wilhem dùng để dịch, trải qua bao nhiêu thời đại chắc gì đã đúng, mà bản dịch của Wilhem chắc gì đã tin cậy được.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2005 03:29:31 bởi Huyền Băng >

Thay đổi trang: 123 > >> | Trang 1 của 6 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 175 bài trong đề mục