Huyền Băng
-
Số bài
:
3826
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 08.09.2005
- Nơi: rừng thu 1953
|
Re:Bút ký về chuyến viếng thăm những người bạn ở Châu Âu
-
10.10.2016 15:47:10
Toulouse Gia đình bạn phải quay về với công việc, do đó chúng tôi rời Vendee sớm. Thế là hôm sau ngày đi chơi biển, chúng tôi lên đường đi Toulouse. Với tình bạn thân thiết bao nhiêu năm tôi mong có dịp biết đến nơi gia đình bạn sinh sống , chơi với bạn một thời gian, và tìm sự thư giãn cho chính mình. Ước nguyện này đã thành hiện thực. Auto do chồng bạn điều khiển đưa chúng tôi về Toulouse, một thành phố nằm phía nam nước Pháp. Đoạn đường chúng tôi sắp đi dài khoảng 600km phải hơn 6 tiếng, đi ngang qua lối rẻ vào vùng Bordeaux, nơi nổi tiếng với rượu vang. Những cánh đồng nho xinh tươi hai bên đường trải dài từ vệ đường sâu mút mắt vào bên trong. Dọc đường, chồng bạn phải dừng xe và nhắm mắt nghỉ khoảng 20 phút. Chúng tôi thả bộ vòng quanh trạm nghỉ để đôi chân được thư thả. Do chúng tôi đi xuôi về phía nam nên những tia nắng ấm áp vẫn ngự trị trong khi Paris đã bắt đầu trở lạnh. Tôi đã quen với khung cảnh hai bên đường, không còn cảm giác lạ lẳm. .. và quen hơn nữa với những hướng dẫn tự động bằng tiếng Pháp do máy định vị phát với những câu quẹo trái quẹo phải, tới ngả ba, ngả tư … đường có dài nhưng chúng tôi cũng nhanh chóng vượt qua, và trước mắt tôi ranh giới tỉnh cũng đã xuất hiện. Nhà cửa ở đây không cầu kỳ như ở Paris, đơn giãn trong kiến trúc, với những ngôi nhà cổ tường gạch đỏ … và những chung cư hình khối nằm đối diện nhau với những khoảng sân chung rộng rãi với lề đường và cây cối hai bên rất mát mẻ . Đến nhà rồi, tầng dưới là nơi để xe cũng như những vật dụng chưa dùng tới. Bạn tôi gầy nhưng không yếu, bạn ấy mở cánh cửa gỗ kéo ở garage rất nhẹ nhàng, trong khi tôi thì hì hụt… Họ sống ở tầng trên. Vì sự hiện diện của tôi ở xứ xở này mà bạn phải vắng nhà một tháng để đưa tôi đi đây đó. Cây cỏ ở nhà không được chăm sóc rủ rượi những cánh hoa tàn, lá vàng mặc dù vẫn được thiết kế hệ thống tưới “tự động”. Hệ thống này gồm một bình nước to vốc ngược để trên cao, và chuyền nước như chuyền nước biển vào các chậu. Sau khi ổn định mọi thứ, tôi bắt tay giúp bạn tỉa tót mấy chiếc lá úa quanh hiên. Bạn thì dọn dẹp nhà, bếp cùng nấu thức ăn cho ba đứa. Hai bạn nói, ở đây là sống bình dân chứ không thượng lưu như những nơi đã qua đâu nhé! Không có máy sưởi giống như nhà hiệp sỹ đâu! hi hi. Như vầy là sang chán rồi còn mong mỏi gì nữa, một cái phòng riêng giành cho khách với chiếc ghế sô pha kéo ra là giường rất thoải mái. Một chiếc kệ đèn với mấy dây trầu bà thậm thượt chắc cũng phải được nuôi năm bảy năm rồi , một tủ quần áo… nhìn ra phía trước là đám cây cối mà bạn trồng, mấy chậu trúc, mấy chậu hoa, và nhìn xuống thấy khoảng sân chung của khu nhà. Thỉnh thoảng có người qua lại, xe vào ra đậu … cũng vui. Cửa kiếng suốt nên phòng rất sáng thoáng .., Quen với phong cách ở nhà, một ly cà phê là đủ rồi! Nhưng ở đây, ly cà phê phải đặt trên cái dĩa phù hợp và phải ăn chút gì đó cho buổi sáng. Đầu tiên tôi được giới thiệu một tiệm ăn Châu Á do người Việt làm chủ, với món bún bò Huế, như vậy người Việt ở đây cũng có thể tìm hương vị của quê hương với món ăn và những người đồng hương ở đây. Tôi được đưa đi dạo một vài trung tâm mua sắm. Ấy là ngày thứ nhất. Ngày thứ hai, bạn chỡ tôi đi tiệm Tàu để mua một số thức ăn như chả giò cuốn sẳn, bánh dà chéo quảy chiên đông lạnh (điều mà tôi chưa hề nghĩ tới ở Việt Nam), bún, rau húng, hành ngò, giá, để chuẩn bị cho món gỏi cuốn mà chúng tôi sắp làm mang đi thăm gia đình một người bạn, cũng như để giành ăn khi cần. Sau đó đi đến một siêu thị ở gần sân ga xe lửa Toulouse. Siêu thị rộng lớn đi giáp vòng là mỏi cả chân, ở đó có tiệm giặt ủi, có tiệm bánh, quán cà phê , shop quần áo sung quanh, bên trong là đầy đủ rau quả cá thịt , phô mai , từ những hạng đắc tiền đến bình dân. Nho rất tươi và rẻ từ các vùng lân cận mang đến. Bạn hỏi tôi thích ăn gì bạn mua, tôi thì thích đi ngắm mọi thứ nhiều hơn! Cuối cùng hai đứa cũng vào một quán cà phê ngồi nhâm nhi, ăn bánh croissant. Bánh ở đây gần hai đồng, trong khi bước vào trong gian hàng bánh một bịt 6 cái cũng chỉ hai đồng rưởi. Trùm sò tui thấy tiếc tiếc nhưng bạn nói phải vậy thôi vì ở đây họ phục vụ bàn ghế mà ! Tại siêu thị, có nhiều người rất già nhưng vẫn tự đi chợ một mình, có lẽ ở đây đa số không sống gần con cái. Ở Việt Nam, với độ tuổi đó chắc không ai để cho tự đi siêu thị , và tự cắp về, thứ nhất không đủ minh mẫn để mua lựa chọn, thứ hai, không đủ sức khỏe để mang từ siêu thị ra cũng như tự lái xe về. Đặc điểm sống của họ đã rèn luyện họ kiên cường và tự lập, con cái 18, 20 tuổi họ đã cho sống riêng, và với thời gian còn lại hai vợ chồng sống với nhau hoặc mất một còn một thì phải tự thu vén. Với những phụ nữ có con nhỏ, đi chợ thì phải mang con theo chứ không có ông bà ở nhà để giữ cho, và vì thế có những em bé, rất bé nhưng đã đi chợ cùng mẹ. Tôi lang thang trong khu chợ để xem những đồ dùng tiện lợi mà có thể ở VN mình không có. Bánh trái, rau quả của các nước thì Việt Nam có đầy trong những siêu thị như Metro. Sau khi mua sắm xong, bạn chỡ tôi về. Đây là một tỉnh của Pháp, xe cộ chỉ đông đúc ở đường chính, những đường phụ thì trống trải thoáng đãng, lộ không to, nhưng ở mỗi giao lộ, người ta làm vòng tròn ở giữa để xe nương nhau mà chạy, không phải dừng đèn xanh, đèn đỏ một cách vô lý trong khi tuyến xe bên kia không có người. Trước đây hệ thống giao thông ở miền nam Việt nam vẫn thế, như công trường dân chủ, công trường ngã sáu, công trường Bến Thành. Nhưng sau nhiều cải tổ chẳng hiểu sau đường xá cứ rối tung rối mù, xe cộ thường xuyên kẹt cứng vì những nguyên nhân không đâu. Thậm chí, có những lối băng giành cho khách bộ hành, nhưng khi băng chưa hết lộ thì gặp một bồn bông chắn ngang nhưng không có lối để đi ngang bồn bông dù luật cấm đi trên cỏ thì ai cũng biết…! Chừng nào thì chúng ta mới ngồi lại nghiên cứu cái hay để duy trì, cái dở để bỏ đi… hay cứ mãi làm việc theo những chỉ đạo mà đôi khi thiếu thông minh. Chiều hôm ấy, sau khi dùng cơm, tôi được vận động đi bộ. Nói là vận động nhưng như bắt buộc vì bạn tôi cũng hơi độc tài…! Chúng tôi thoát ra lốc nhà và đi về hướng sân vận động, nơi đó có một đường mòn dẫn ra bờ kênh Midi. Trời đã tối, những lốc nhà im ắng thu mình trong vị trí của nó, chúng tôi thả bước dưới ngọn đèn vàng dọc theo hai bên đường và hình như chỉ có ba chúng tôi, cảm giác hơi lo lắng... Khi ra đến bờ kênh, tôi thấy có nhiều người đi bộ như chúng tôi, thỉnh thoảng có những người chạy xe đạp, một mình có, cha mẹ kềm con cái đi cũng có. Đoạn đường này rất thơ mộng, và chỉ giành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp , nên mọi người yên tâm đi một cách thong thả. Chúng tôi đi dọc theo con kênh với hai hàng cây hai bên, táng lá che rợp cả phía trên cứ như đi trong rừng nhưng là giữa phố. Đoạn đường khá dài, thỉnh thoảng có một con tàu nhỏ lướt trên kênh, cũng phải hơn một cây số và chúng tôi đến một cây cầu của kênh , sở dĩ gọi là cây cầu của kênh vì nước chảy trên cầu đó, tàu thuyền có thể đi ngang qua đó (dĩ nhiên là tàu nhỏ) và dưới cầu là một đường lộ xe hơi chạy dắt ngang bên dưới, độ cao chắc cũng phải hơn mươi mét. Để làm một chiếc cầu chịu được khối lượng nước chảy qua này và luôn an toàn cho bên dưới chắc chắc là phải thi công một cách cẩn thận tỉ mỉ. Và dù cầu đã được làm từ lâu lắm rồi nhưng vẫn chắc chắn an toàn, dĩ nhiên là phải luôn được chăm sóc, tu sửa. Tôi thầm nghĩ, chừng nào ngành giao thông Việt Nam mới đạt được kỷ thuật xây dựng như thế này ! Nói một cách chính xác, kỷ thuật thì có thể học hỏi đấy, nhưng cái tinh thần trách nhiệm khi làm thì có đạt được hay không cái đó mới là vấn đề. Chúng ta quen cách chung chia để có công trình thực hiện, nên khi bắt tay thực hiện công trình, thì vốn liếng chẳng còn bao nhiêu để vừa có lời vừa đáp ứng được yêu cầu kỷ thuật. Thêm một chút buồn ! Cuộc đi bộ dọc theo kênh thật là thoải mái chúng tôi vừa vận động được cơ thể vừa được hưởng không khí trong lành giữa hai hàng cây cùng hương đêm... Trở về nhà tôi được một giấc ngủ ngon . Hôm sau là ngày bạn tôi hẹn đi thăm một gia đình sắp dời đi về Paris, bạn dự trù làm ít thức ăn mang đến đó cùng nhau họp mặt và chia tay. Thức ăn chúng tôi làm là chiên chả giò, chuẩn bị rau, bún, nước mắm, hấp tôm, luộc thịt để cuốn gỏi, và đặc biệt còn thêm vào đó trứng tráng thái sợi. Hai đứa hì hụt làm đến trưa mới xong. Chúng tôi đến đó đúng giờ hẹn… Cô chủ nhà đón chúng tôi niềm nở, cô ấy hỏi Đức Lang Quân của bạn tôi đâu thì được bảo là anh ấy sẽ đến sau vì còn giờ làm việc. Như vậy anh ấy sẽ ghé qua dùng cơm và trở lại sở...Điều này cho thấy mọi người rất quý nhau. Vẫn là phong cách Pháp với một ít sân chung quanh, chúng tôi bước lên năm bảy bậc cầu thang gì đó thì vào nhà chính, ngôi nhà được thiết kế một bên là bếp rộng rãi, thông với một bên là bàn ăn. Nhìn vào phía trong là bàn sa lon để ngồi chơi uống nước và nhìn ra sân sau. Kiểu thiết kế rất thoáng và tôi cũng rất thích. Cô chủ nhà chuẩn bị bánh và ít rượu khai vị ở salon chúng tôi đến đó để nói chuyện thân mật. Phía sau nhà giáp với một bờ sông, trên sân sau có một hồ bơi có thể bơi hoặc hứng nắng và nhìn ra bờ sông thoáng mát, thật là một ngôi nhà lý tưởng. Đức lang quân của bạn đã đến, chúng tôi chuẩn bị vào bữa ăn trưa. Sau những trao đổi tôi ngạc nhiên nhiều hơn nữa cô chủ này ngoài hai đứa con ruột một trai một gái, vợ chồng cô còn có hai đứa con nuôi Việt Nam. Hai đứa đang theo học đại học ở Paris. Cô cho tôi xem ảnh chúng nó trong những lần gia đình đi nghĩ hè, trông rất thân mật. Đấy là một đặc điểm mà ta khó tìm thấy ở xứ sở mình. Chúng ta, những người hiếm muộn mới xin con nuôi. Đằng này gia đình cô đã có đủ trai gái rất đẹp, nhưng vẫn nhận nuôi con nuôi với lý do thích gia đình đông vui hơn và cũng là xây dựng hạnh phúc cho hai đứa trẻ mồ côi có một mái ấm. Họ đối xử với con nuôi không khác vì con ruột, cho ăn học tử tế, cho đi chơi nghĩ hè như mọi thành viên trong gia đình, và cho vào đại học vì trẻ có khả năng. Tôi cũng được biết hai đứa trẻ được nuôi này học khá giỏi. Hành động bác ái yêu thương của cô chủ này khiến tôi có thiện cảm. Buổi cơm thân mật tàn, đức lang quân bạn về sở, chúng tôi quay về nhà mà đầu óc tôi cứ miên man suy nghĩ .Tại sao người dân ở xứ sở này lại có tình bác ái yêu thương cao như vậy, và tại sao người Việt lại không có những ứng xử này! Suy cho cùng, họ sống trong môi trường ổn định, họ làm chủ được ngày mai của họ, nên họ chấp nhận có những kế hoạch lâu dài như ươm mầm trí tuệ và hạnh phúc cho trẻ mồ côi bất hạnh. Người Việt không thiếu tình bác ái, nhưng cuộc sống không ổn định, hôm nay thì khá giả, giàu có , ngày mai thì chẳng biết ra sao, họ không dám mang thêm trách nhiệm vào mình khi thấy không cần thiết. Có lẽ là như vậy ! Chiều hôm ấy, chúng tôi lại có một cuộc tản bộ, lần này chúng tôi đi xa hơn, khỏe hơn vì có lẽ tôi đã dần quen với việc đi bộ ở đây. Qua những tổng dợt từ Paris xuống Sallance, Lemans, Lure , Vendee ... và ở đây, tôi giãm được 3kg. Sau đó hai ngày, bạn dẫn tôi vào thăm trung tâm thành phố. Vì vào trung tâm khó kiếm chỗ đổ xe, nên chúng tôi đi metro. Từ nhà bước ra Metro chắc khoảng 500m, chúng tôi đón Metro vào trung tâm rất dễ dàng, mỗi chuyến cách nhau có 3 phút, và ở đây không đông đảo như ở Paris nên lên xe điện chỗ ngồi cũng thoải mái. Chẳng mấy chốc thì đến nơi. Bạn dẫn tôi đi vào một quãng trường, nơi có xe quay đu, có hồ phun nước với tượng thần ở giữa. Cây cối chung quanh cũng mát mẻ. Mọi người tụ tập ở đây rất đông có lẽ là để thụ hưởng ánh nắng của những ngày hè còn lại. Đối diện với quãng trường một khối nhà hình cong với gạch đỏ hình như là tòa nhà tài chính. Dọc theo đường, chúng tôi đến một quảng trường lớn hơn, rộng hơn nằm trước tòa thị chính của Toulouse. Vừa mới rảo bước đến đây, tôi hơi bị xốc vì rác rưới tung tóe khắp đường. Nơi đây vừa tan một buổi chợ trời, buổi chợ mà thỉnh thoảng mới được họp và mọi người đến bày bán những sản phẩm sale như quần áo, drap, ví .., nói chung, các cái. Đối diện với quảng trường này là một dãy quán bán cà fê, kem. Bạn mua hai cây kem chúng tôi tìm chỗ ngồi để ngắm cảnh xíu. Một chiếc xe to đùn xuất hiện, hắn lây quây từ đầu bên kia nhà thị chính chạy tới, chạy lui , chẳng mấy chốc chạy đến cho chúng tôi. Thì ra đây là xe dọn rác. Hắn đi tới đâu là mặt đường sạch bóng loáng tới đó, vì phía dưới xe có một mâm to chắc cũng hơn xãi tay, vừa hút rác vừa quét. Không mấy phút mặt quảng trường nhẳn bóng. Có thế chứ ! Tôi không biết ở nước ta đã đầu tư loại dọn dẹp này chưa, nếu có thì quá tốt. Ngay một góc phố nào đó, một vài anh chàng bôi mặt, làm tượng thể hiện một hình tượng nào đó giữa phố, và nếu ai thích đồng tình thì có thể ngừng lại chụp ảnh và bỏ vào nón của anh ta mấy đồng xu. Đấy cũng là một kiểu chơi giải trí. Sau khi mam mam kem xong, chúng tôi len chân vào những con phố quanh đó, để xem cách họ buôn bán. Những cửa hàng ngoài mặt tiền thì chưng bày những bóp ví , giày, đắc tiền. Đi sâu vào trong những hẽm nhỏ, sẽ bắt gặp những tiệm bán vải vóc, len, drap, gối và dĩ nhiên vải vóc ở đây thì theo phong cách ở đây. Lao lách qua nhiều nơi tôi gặp những chàng thanh niên đứng quanh đâu đó tay dắt chó. Tôi lại được biết thêm một điều, những anh chàng này có thể là người lang thang nhưng nếu nuôi chó, dắt chó theo thì lại không bị cảnh sát kiểm tra, bắt giữ. Vừa đặt chân đến Pháp tôi lại bị đau răng, Đức Lang quân của bạn đã hẹn nha sĩ cho tôi từ một tháng trước, và hôm sau là ngày hẹn, tôi lại được dẫn đến nha sĩ. Ngẫm nghĩ cũng buồn cười, từng tuổi này mà được hai người dẫn đi nha sĩ giống như em bé. Người ta từ nước ngoài về Việt Nam chữa răng cho rẽ, đại gia tôi thì từ Việt Nam sang Pháp chữa răng, cứ y như là quý tộc! (không phải đâu nhé, chồng bạn khuyến khích tôi đi chữa để ổng trả tiền, nên trùm sò tôi buộc lòng phải đi) Ngày tiếp theo, tôi lại được dẫn đi ăn cơm khách. Do được dặn dò trước, tôi mang theo áo dài, hai đứa tôi diện quốc phục, đến thăm một gia đình người Pháp quen biết với bạn tôi. Do đường xá tôi không rành, nên cũng chẳng định vị được hướng đi, chỉ biết xe chạy ngoằn ngoèo như lên núi, và ngôi nhà nằm ở một độ cao tương đối, rất đẹp, mát mẻ. Gia đình này cũng đặc biệt đây, hai ông bà có một con gái nhưng lại nhận nuôi thêm một đứa con trai gia đình nghèo, ở Bắc Việt. Bà mẹ đã cho con, và đi lập gia đình mới nhưng cuộc sống cũng khó khăn vất vả. Và đứa con này đã được nuôi đến khôn lớn, được học hành tử tế. Khi mười bảy tuổi, được cha mẹ nuôi cho về thăm mẹ ruột cũng như anh em giòng họ. Và khi biết gia đình mẹ ruột cũng nghèo, anh em của cậu con nuôi nầy cũng thiếu thốn, họ lại canh cánh nghĩ cách giúp đỡ những người anh em thiếu thốn này. Thật là những tấm lòng quãng đại. Cậu trai lúc này đã 18 tuổi, nhưng rất nhỏng nhẽo với bố mẹ nuôi , nếu tôi không biết rõ lịch sử chắc tôi không thể nghĩ được đây là con nuôi của gia đình. Trao đổi với họ chút ít về cách sống, cách xử trí, tôi cảm thấy cuộc đời này như tăng thêm giá trị nhờ những gia đình như thế. Cuộc giao lưu kéo dài đến khuya, và chúng tôi phải từ giã ra về. Nghỉ ngơi được một hôm chúng tôi lại ra ngoại ô họp bạn. Bạn tôi là giáo viên dạy tiếng Việt, nên có một số học sinh tổ chức họp mặt. Và tôi được ăn theo trong buổi họp mặt ấy. Đoạn đường đến ấy khá xa, bạn thì không rành đường lắm, nhưng nhờ có dịch vụ GPRS dẫn đường, chúng tôi đã đến nơi. Căn nhà nằm sâu bên trong đất một chút, nhưng với mấy trái bong bóng treo ở đầu đường chúng tôi cũng tham dự đúng giờ. Học trò nhỏ hơn chúng tôi cũng có, bằng chúng tôi cũng có và thậm chí lớn hơn cũng có. Người thì gốc Việt xa quê từ còn nhỏ nên học để nói được tiếng Việt. Người thì muốn kết bạn với người Việt nên học nói tiếng Việt. Và người thì muốn tìm hiểu phong tục tập quán, cũng như văn hóa Việt nên học nói tiếng Việt. Do vậy buổi họp mặt ăn uống rất thân mật, vui vẻ vì mọi người đều có một điểm chung là muốn kết nối với nhau trong tiếng Việt. Một cô lai Pháp tâm sự, ba cô ấy là người Pháp, không muốn mấy chị em cô nói tiếng Việt, nên thuở nhỏ cô không được nói, và quên nhiều, giờ có điều kiện cô ấy muốn học và nói. Ấy cũng là một bản năng tự nhiên : Về nguồn. Buổi ăn thật vui vẻ, tôi được biết thêm mấy người bạn rồi sau đó chia tay. Đến với Toulouse, tôi có thể đi tham dự thánh lể thoải mái, vì nhà thờ gần nhà. Đi bộ dọc theo đường Boulevard de Mamam, băng qua cây cầu nhỏ qua bên kia kênh là Boulevard de la Mediterranee quẹo trái lên Saint Exupery đi một quãng là đến.. Nhà thờ thánh Joseph, nằm ở 41 Saint Exupery, đi bộ khoảng 20 phút. Thánh lể tiếng Pháp nghe không hiểu nổi đâu, nhưng ngôi thánh đường có kiến trúc không khác gì ngôi nhà thờ họ đạo của tôi, nên cảm giác cũng gần gủi. Tan lể cha xứ đứng trước cổng nhà thờ chào hỏi từng giáo dân, thật thân mật. Hôm sau nữa thì một bà chị của bạn từ Paris xuống để cùng chúng tôi đi Lourdes. Chị tâm sự, sống ở đây mấy mươi năm, nhưng do bận rộn công việc làm, rồi lại công việc gia đình, bố mẹ. Nên chị chưa lần nào ghé qua Lourdes một trung tâm hành hương nổi tiếng kế cận Toulouse. Bây giờ chị đã nghỉ hưu, thảnh thơi, và xuống chung thời gian với tôi ở đây để cùng nhau đi tham quan, hành hương. Xem ra tôi là người may mắn vô cùng vì đặt chân đến Pháp và được thăm viếng nhiều nơi. Chuyến đi được chuẩn bị vào Chúa Nhật, ngày nghỉ của chồng bạn. Trước khi đến ngày Chúa Nhật, bạn lại dẫn chị và tôi đi chơi một vòng, ghé tiệm hoa lớn ở đây với đủ loại hoa, hạt giống và những thứ cần thiết cho việc trồng cây kiểng hoặc nuôi thú cưng Tôi đã mua ở đấy mấy bị giống hoa diên vỹ , loài hoa có bề ngoài rất kiêu kỳ không thua gì lan, một loài hoa có sức sống bền bì qua đông giá... Sau đó chúng tôi lại vào trung tâm. Mục tiêu vẫn là những cây kem mát lạnh… Chúng tôi ngồi chơi ngay quãng trường. Có một người Pháp, đến gần bạn tôi chào hỏi, và nói gì đó tôi ngồi trên một cái ụ hơi xa nên rõ lắm. Ông ấy chào tôi, tôi lịch sự chào lại. Rồi say sưa với ly kem của mình.Với thói quen đề phòng người lạ, tôi thầm nghĩ, không biết quen thân thế nào mà sao bạn tôi nói chuyện với ông Tây này lâu quá ! Không biết ổng có giả bộ làm quen rồi lừa gạt gì đó không? Tuy nhiên, chúng tôi đi ba người nên tôi cũng không lo lắng lắm. Cuối cùng, ông Tây kia cũng đi và ngang qua chào tôi, tôi cũng lịch sự chào lại. Khi ông ta đi khuất bạn hỏi tôi, có nhớ ông ấy không? Tôi lắc đầu, quá ra ông ấy là một trong học trò của bạn tôi mà tôi đã từng gặp trong buổi tiệc cách đây mấy hôm, tôi cảm giác mình vô duyên quá vì không nhớ gì hết, và không chào hỏi gì hết chỉ đắm đuối với ly kem. Rõ khổ! Nếu nói theo thời trẻ trung thì quê ơi là quê, hay còn gọi là quê một cục. Ai nghĩ mới có mấy ngày mà mình lại không nhớ người ta, nhất là cái người ngồi kế mình trong bàn ăn. Chỉ có một câu trả lời là : mê ăn kem quá nên không thèm chào hỏi! Sự thật khả năng nhìn và nhớ mặt ai đó, kém cõi trong tôi. Sau đó tôi thấy một nhóm thanh niên trẻ mặc quần đùi chạy vòng quãng trường. Bạn cho tôi biết, đây là một nhóm tân sinh viên từ các nơi đến đây nhập học. Và để ra mắt đám đàn anh, họ phải tham gia một số hoạt động mà nhóm đàn anh yêu cầu. Lúc này họ được yêu cầu chạy quanh sân mấy vòng. Trông họ thật hồ hởi. Kế đến một nhóm độ ba bốn người đến đưa một cái đĩa bánh kem và yêu cầu chúng tôi ụp đâu đó lên người họ, trước đấy có người từ chối cộng tác, chị lấy đĩa kem ụp nhẹ vào má một em và bỏ vào đĩa họ một đồng xu, họ nói cám ơn. Chị nói, bọn nó phải làm theo yêu cầu của đàn anh, làm một điều gì đó khác thường và thành công thì mới kể là bản lĩnh, và được đàn anh chấp nhận. Có nhóm thì ăn mặc diêm dúa giả thành phù thủy, đến bán kẹo, để kiếm cũng là mấy xu, chủ yếu là vui. Phía sau nhà thị chính có một cái hồ nước, một tốp sinh viên cũng tụ tập ở đấy, và họ khiêng nhau bỏ vào hồ nước. .. không khí thật náo nhiệt. Buổi đi dạo cũng gặt hái được một chút kiến thức. Chúa Nhật đến, chúng tôi khởi hành đi Lourdes, nhìn ra biển báo bên đường, nhiệt độ là 16 độ. Chúng tôi chuẩn bị áo ấm để đi. Từ Toulouse đến Lourdes khoảng 175km , đi bằng auto mất gần ba tiếng. Lúc sắp sửa quẹo vào khu vực Lourdes, Đức Lang Quân của bạn chỉ cho tôi biên giới Tây Ban Nha hướng công viên Animalier de Pyrenees cách đấy khoảng 12 km . Bạn nói, tôi may mắn vì nhà bạn gần Lourdes nếu ở Paris, thì phải đi xe lửa đến đây mất cả ngày và phải ngủ đêm lại. Với vị trí này chúng tôi có thể đi và về trong ngày không phải mướn khách sạn, vì giá khách sạn ở đây cũng khá đắc đỏ. Lourdes là trung tâm hành hương của những tín đồ Thiên Chúa Giáo khắp nơi trên thế giới. Theo sự công nhận của hội thánh Công Giáo Roma, Đức Mẹ đã nhiều lần hiện ra với một thiếu nữ tên Bernadette Soubirous, và đã làm nhiều phép lạ ở đây, các tín đồ công giáo rất tin tưởng (Dẫn nguồn tin từ KiwiPedia) Đức Mẹ Lộ Đức là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành cho Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra với những cá nhân riêng biệt ở vùng Lourdes được phiên qua âm Việt là Lộ Đức. Nổi bật nhất là các cuộc hiện ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi. Bernadette nói với mẹ rằng đã gặp một "bà đẹp" ở hang núi Massabielle trong khi đang đi nhặt củi với em gái và 1 người bạn[1]. Các cuộc xuất hiện tương tự với hình dạng "người phụ nữ" cũng được báo cáo trên 17 lần nữa trong cùng năm đó. Tổng cộng đã có 18 cuộc "hiện ra" tại hang đá Massabielle từ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 1858. Chín lần đầu là vào các ngày 11, 14, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 tháng 2[2]. Bernadette về sau đã được phong thánh bởi Công giáo La Mã. Nhiều người tin rằng việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác thực bởi khả năng chữa bệnh "kỳ lạ" tại suối nước Lourdes. Tước hiệu "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ hiện ra này. Hình tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thấy ở nhiều thánh đường, nhà cửa và đặc biệt là ở các hang đá mô phỏng hang đá Lourdes. Lần thứ nhất vào buổi trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858. Cùng đi với Bernadette có em gái là Marie-Antoinette và bạn gái là Jeanne Abadie. Khi đến trước hang đá Massabielle ở chỗ con kênh giao thoa với sông Gave, Marie và Jeanne lội qua trước để nhặt củi trong hang. Bernadette đang cúi xuống cởi tất để chuẩn bị lội theo. Bernadette thuật lại như sau: "Thình lình tôi nghe thấy một cái gì đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông, cây cối vẫn lặng lẽ, rõ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nhìn lên và thấy ngay trong động đá một người nữ mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc dây thắt óng ánh. Trên chân của bà mỗi bên đều có một bông hồng màu vàng nhạt, cùng màu với những hột ở tràng chuỗi mân côi của bà" [3]. Bernadette giơ tay dụi mắt, rồi nhắm và mở ra, nhưng Bà vẫn ở đó, tiếp tục mỉm cười và ra dấu cho biết cô không lầm. Bernadette thò tay vào túi lấy tràng hạt và quỳ xuống. Khi Bernadette lần hạt xong Bà ra hiệu cho cô lại gần nhưng Bernadette không dám. Khi đó Bà lui vào trong và biến mất cùng với đám mây sáng. Bernadette muốn giữ kín mọi sự, nhưng trên đường về nhà cô em gái đã gặng hỏi khiến cho cô kể lại chuyện xảy ra với điều kiện là không được nói với ai. Nhưng Marie Antoinette mách lại cho mẹ biết. Bà Soubirous cho là chuyện bịa đặt nên đánh cho hai con gái một trận] Ba ngày sau đó Bernadette quay trở lại hang đá cùng với em gái và cô bạn. Bernadette đem theo một chai nước thánh như một sự kiểm chứng. "Nếu bà ấy đến từ Thiên Chúa, bà ấy sẽ ở lại, còn nếu bà ấy là quỷ dữ, bà ấy sẽ phải đi"[. Lát sau Bernadette kêu lên: "Bà ở đó! Bà ở đó!". Cô đứng dậy vội vã rảy nước thánh về phía bụi hồng và nói: "Nếu Bà đến nhân danh Thiên Chúa, thì xin hãy lại gần". Ngày 18 tháng 2 lần đầu tiên Bà nói chuyện với Bernadette và xin cô hãy trở lại hằng ngày trong vòng 15 ngày kế tiếp. Đồng thời cũng yêu cầu Bernadette nói với các vị linh mục hãy xây cất lên một thánh đường ở đó. Bà còn nói với cô: "Ta không hứa cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng đời sau". Ngày 24 tháng 2,Bà yêu cầu Bernadette hãy cầu nguyện và sám hối thay cho các tội nhân. Ngày hôm sau bà bảo cô hãy uống nước ở rạch nước. Điều này khiến cho Bernadette bối rối vì chỉ có con sông Gave là dòng nước duy nhất ở đó. Nhưng bà ra dấu không phải sông mà là một tia nước nhỏ cạnh chỗ cô đang đứng: "Tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, còn toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố tìm lấy một ít giọt nước, nhưng mãi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống"[. Những người chứng kiến đã rất thất vọng khi thấy Bernadette bới đất nhưng rồi một dòng nước sạch từ đó chảy ra và nó đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của những cuộc hành hương. Thông tin loan truyền từ vùng này qua vùng khác và người ta mang đến đây đủ thứ bệnh. Đã có nhiều bệnh nhân được ghi nhận là được chữa khỏi một cách thần kỳ. Bảy trong số trường hợp đầu tiên được xác nhận là thiếu một cách giải thích thấu đáo về mặt y khoa bởi giáo sư Verges vào năm 1860. Người đầu tiên được chứng nhận như một "phép lạ" là một phụ nữ có cánh tay bị biến dạng bởi một vụ tai nạn. Một số trường hợp chỉ khỏi bệnh trong thời gian ngắn rồi tái phát. Thậm chí có cả những vụ lừa đảo. Những điều này đã khiến Giáo hội và chính quyền hết sức quan tâm. Từ tháng 4 tới tháng 10 năm 1858, chính quyền cấm dân chúng đến hang đá, cấm bất cứ người nào lấy nước từ mạch Massabielle. Một hàng rào bằng ván gỗ sẽ được dựng vững chãi trước cửa hang để ngăn cản mọi người lui tới hang. Những người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo luật định. Muốn đến hang đá phải có giấy phép của hoàng đế Napoleon III.Trong các cuộc hiện ra, Bernadette đã nhiều lần hỏi về tên của bà, song bà chỉ mỉm cười. Sau cùng ngày 25 tháng 3 với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, bà phán rằng bà là Đấng Đầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội. Bernadette đã không hiểu kiểu nói "Vô Nhiễm Nguyên Tội" là gì. Vì thế cô đến gặp linh mục và người này hiểu đó là Đức Mẹ Maria. Ngày 7 tháng 4 những người có mặt trông thấy sự say mê của Bernadette như một sự xuất thần. Chính ngày đó bác sĩ Dozous đã quan sát thấy trong vòng 15 phút "phép lạ cây nến". Ngọn lửa của cây nến đã không gây ra vết cháy nào trên da thịt Bernadette trong lúc cô xuất thần và tham dự vào sự vô cảm. Lần cuối cùng vào ngày 16 tháng 7 năm 1858. Vì hang đá đã bị rào bởi lệnh của chính quyền, Bernadette cùng với dì Lucile và vài bạn gái đi đến bờ bên phải của sông Gave trong cánh đồng Ribère đối diện với hang đá. Tất cả quỳ gối và cầu nguyện. Sau một lúc Bernadette kêu lên: "Vâng, vâng, Mẹ đó! Mẹ mỉm cười với chúng ta và chào chúng ta bên trên hàng rào cản. Chưa bao giờ tôi thấy Mẹ đẹp như vậy". Đó lần cuối cùng được ghi nhận về việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette[. (Muốn tìm hiểu thêm, xin vào Wikipedia) Trở lại cuộc hành hương của chúng tôi. Chúng tôi đến đấy chắc khoảng 10 giờ sáng, tôi choáng ngộp trước đền thánh ở đây, khuông viên quá rộng lớn nhà thờ quá đồ sộ, nguy nga , nhà thờ chính nằm bên tay trái tính từ cổng bước vào gồm hai cụm, một cụm như trên một cái đồi và một cụm nằm dưới đất , tôi được hướng dẫn đi về phía phải nơi dẫn chúng tôi đến một hang to dưới lồng đất, khó thể tưởng tượng một ngôi thánh đường nằm dưới đất rộng gấp 4 lần những ngôi thánh đường bình thường. Sức chứa chắc phải hơn chục ngàn người. Nơi đây chuẩn bị làm thánh lể. Bạn nói là làm lể quốc tế, gồm nhiều giám mục, đức cha,linh mục của nhiều nước hiệp dâng lễ. Tôi cũng thấy nhiều người ngồi xe lăn được đưa vào để tham dự thánh lể. Buổi lễ bắt đầu dưới sự hiện diện hơn 100 cha làm lễ, tu sĩ thì rất nhiều từ nhiều cộng đoàn. Những cột đỡ của căn hầm có treo những màn hình hiện lên những lời giảng lời kinh bằng tiếng Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha … Tín hữu đông nghẹt.. . không khí thánh lể rất nghiêm trang. Tan lễ, bước ra khỏi hầm hướng về nhà thờ chính, tôi thấy một phụ nữ mặc đồ theo kiểu hồi giáo, nằm mọp giữa đường, sụp lạy trước tượng thánh giá Chúa Giêsu hướng về nhà thờ chính cách đó cũng phải 400m, niềm tin của họ quả là mạnh mẻ. Chúng tôi đi lên và ngược lại nơi đền thánh chính. Có một gian nhỏ để nến, mọi người cứ đến đó lấy và cho mấy đồng xu vào sao đó đến nơi thắp nến, cầu nguyện. cặp theo hong nhà thờ, là đường dẫn đến núi Đức Mẹ, nơi mà trước đây Đức Mẹ đã hiện ra. Người ta sắp hàng để được đến gần, chiêm ngưỡng sờ vào vách đá và chấm vào nước suối chảy ra từ hang đá. Trước mặt hang là một con sông vắt ngang, rất trong. Nếu đi qua cầu chúng ta sẽ thấy nhà nguyện dùng kính thánh Bernadette, không khí lạnh, nhưng tôi không nghe lạnh, cảm giác yên bình như bao trùm lên tôi. Lúc 12g mọi hoạt động phục vụ ở đây tạm ngưng, chúng tôi cũng đi ra ngoài cổng để tham quan phố xá cũng như mua ít đồ lưu niệm, và dùng cơm trưa. Vòng quanh con phố, người ta bán tràng hạt, tượng ảnh, và đặc biệt là lọ để mọi người có thể vào đó xin nước suối cho vào chai đem về làm quà. Tùy theo lọ mũ hay lọ thủy tinh, giá có thể 0,5 euro,1euro, hay 2 euro. Ai cũng mua năm bảy chai, có người lấy cả can …chuỗi hạt thì đủ giá 10eu, 20eur… Sau giờ cơm trưa, các cha lại làm việc tiếp tục, đi chung quay trung tâm ai cần giúp gì trong bổn phận các cha sẽ giúp nhất là trong việc thánh hóa các ảnh tượng. Chúng tôi đã gặp một cha người Ý dòng Phanxico xin thánh hóa ảnh tượng, và ngài rất nhiệt tình ban phép lành cho chúng tôi. Có một đường dốc dẫn lên đỉnh trên của nhà thờ, chúng tôi đi lên đó, dự định lên núi phía bên trái để đi chặng đường khổ nạn, nhưng xét không đủ thời gian. Chúng tôi chỉ dạo quanh đó rồi xuống. Bầu trời xanh hôm đó, với mây trắng lưa thưa cộng với những tháp nhà thờ uy nghi vươn lên cho chúng tôi cảm giác no đầy cho một chuyến hành trình. Chúng tôi quay trở về khoảng 3 giờ chiều. Thật là một vinh hạnh cho tôi được đến tận nơi mà Đức Mẹ đã từng hiển dung. Cảm ơn các bạn đã cực nhọc đưa tôi đi. Thời gian trôi qua rất nhanh, tôi đã ở Toulouse gần ba tuần. Con gái tôi khuyến khích tôi đến Roma vì Roma chỉ cách Toulouse một giờ bay. Nhưng bạn tôi thì không còn thời gian để hướng làm hướng dẫn viên… Được biết tình hình ở đấy cũng không phải hoàn toàn an ninh, bạn không dám cho tôi đi một mình vì nhiều lý do, và lý do chính đáng nhất là sợ mất passport, rồi không thể quay về đúng thời gian vé máy bay đã mua. Là một tin hữu công giáo,vượt bao nhiêu đường xa đến nơi này mà không đến được Roma cũng là điều trăn trở. Hiệp sỹ bạn đã liên hệ với bạn bè và cho tôi một thông tin hữu ích. Đó là địa chỉ liên lạc đến một cộng đoàn tu sĩ người Việt, tôi có thể đến đó an toàn với sự đón rước của họ, cũng như tôi có thể nghỉ dùng cơm với họ không sợ gặp khó khăn khi đi ra ngoài. Đó là Foyer Phát Diệm. Sau khi liên lạc nắm thông tin chắc chắn, tôi đặt phòng, và chồng bạn sốt sắng tìm vé máy bay giá rẻ cho tôi (đi về chưa đến 200euro). Do thời gian không còn nhiều, tôi lên kế hoạch đến đó 4 hôm thôi. Hiệp sỹ bạn cũng lo lắng gởi áo ấm, và ít thuốc tôi cần dùng , tôi cảm thấy mình thực hạnh phúc vì có những người bạn tốt. Bạn Thanh tôi xưa nay không rành đường vì đi đâu cũng ông xã lo, lần này bạn phải lo đưa và đón tôi ở sân bay Toulouse đi Rome vì ông xã bạn bận đi làm. Thế là chúng tôi có một buổi tập dợt, để không đi nhầm và trể chuyến bay. Tôi bay ngày thứ hai, Chúa Nhật, chồng bạn chỡ chúng tôi đến sân bay, trước tiên là canh thời gian. Khi đến sân bay, anh hướng dẫn chúng tôi lên nơi giành cho chuyến bay đi, và hướng dẫn tôi link sắp hàng nhanh vì hành lý tôi không nhiều. Sau đó, anh dẫn chúng tôi xuống nơi hành khách về, để tôi không phải lóng ngóng khi trở lại từ Rome. Anh thật chu đáo. Sau cuộc diễn tập anh đưa chúng tôi đi một vòng , cho tôi tham quan nơi sản xuất máy bay Airbus. Một khu vực rộng lớn giành cho việc chế tạo máy bay. Chúng tôi cũng đi qua một bãi chứa máy bay nhiều tuổi giờ được nghỉ hưu với nhiều kiểu dáng. Dừng lại với một cự ly gần xem máy bay cất cánh và đáp, cũng vui. Khu vực chế tạo máy bay rộng lớn, tiếp giáp với nó, hình như là khu nhà của công nhân thuộc hảng. Khi tan sở không biết thế nào, nhưng lúc chúng tôi di chuyển thì đường xá rất vắng vẻ. Người đi lại cũng hiếm, trẻ nít trên đường thì tuyệt đối là không thấy. Sau khi tham quan lhu vực hãng máy bay xong, chúng tôi đi về. Trên đường về ngang casino, chồng bạn hỏi tôi có muốn vào chơi không, tôi đùa bảo có. Thế là anh quẹo vào khu vực riêng của casino, nơi mà cách song bạc hơn hai cây số đã có bảo vệ đứng gác. Hôm ấy không biết là ngày gì, tổ chức gì, nhưng tôi thấy mấy chiếc xe đua mui trần bóng loáng, chạy với tốc độ cao vèo vèo trong đó, có lẽ là thử lửa trước khi vào cuộc đua. Quẹo vào sân chính thức của casino, có suối phun nước rất đẹp, anh nói trong này có đầy đủ, kể cả phòng nghỉ để đánh bài mệt nghỉ! Anh bảo vào chứ! Cả bọn cười, đùa chút cho vui, chúng tôi quay trở ra về nhà ! Do nỗi lo lắng mất mát giấy tờ tùy thân tôi đã tận dụng thời gian rãnh ở Toulouse móc một cái áo len ngắn tay có túi trong để giữ giấy tờ trong mình. Tuy nhiên tôi vẫn hồi họp vì sắp đến một nơi hoàn toàn xa lạ, không người quen biết. Tôi hoàn toàn không biết mình sẽ đi hướng nào để đến Rome khi không gặp người đón. Và nếu không liên lạc được với Foyer tôi phải làm sao. Nói chung hơi căng thẳng. Giờ khởi hành cũng đến. Bạn Thanh đưa tôi ra phi trường, và đi đúng bài bản mà chồng bạn đã hướng dẫn, cái khó là vào bên trong tôi có nắm bắt kịp được cổng nào để mà đi hay không? Vì chuyến bay phải đến thì mới biết cổng. Vào bên trong tôi lân la làm quen với những hành khách để biết ai sẽ đến Rome như tôi. Không may là lối check hành khách nhanh không nhiều hành lý lại không có người đi Rome, tôi rão mắt chung quanh để tìm vị trí các cổng, để khi chuyến bay lên vol. tôi có thể di chuyển nhanh chóng. Với những người quen đi ra ngoài, ngoại ngữ giỏi thì chắc không thành vấn đề, tôi thì cái gì cũng chỉ biết chút xíu nên có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra mà mình không thể giải quyết. Khi tên chuyến bay của tôi hiện lên màn hình, tôi vội vã di chuyển về hướng mà tôi đã tìm hiểu, và thật sự, hành lang này rất dài. Cuối cùng, tôi cũng đi đến đúng cổng của mình, và vì là chuyến bay economy, nên chỉ cho phép mang theo một xách tay thôi, tôi phải dồn tất cả vào một. Lúc này tôi giống như một hiệp khách giang hồ, trên vai chỉ quảy một túi hành lý mặc dù nhà thì rất xa bên tận trời Nam. Thời gian một tiếng trôi qua rất nhanh. Máy bay đáp xuống phi trường Flumicino, cách Rome khoảng 35km, nếu đi bằng xe hơi, mất khoảng 45 phút . Theo hướng dẫn của các soeur ở Foyer Phát Diệm chúng ta có thể đi xe buýt từ phi trường đến trạm trung tâm, và từ đó đi metro về trạm Cornelia, ở đó đi bộ về foyer mất 7 phút.… nhưng mọi thứ đều lạ lẳm làm sao dám đi một mình, nên tôi đành chọn cách năn nỉ Foyer cho người ra đón. Cung đường Rome Máy bay vừa đáp, mọi người theo link đi ra ngoài tôi cũng theo họ, đoạn đường cũng khá dài, nhưng đến một đoạn người này quẹo bên nay người kia quẹo bên kia tôi hơi rối. Thế là tôi phải đến bàn hướng dẫn hỏi lối ra. Cô hướng dẫn viên chỉ tôi đi thẳng, tôi đi qua một số gian hàng và thấy đến một cửa với đường xe chạy phía trước, tôi không thấy một rào chắn nào để phân biệt là đã ra khỏi hải quan chưa, tôi cũng chẳng thấy nhân viên an ninh nào kiểm soát lúc đi xuống. Cứ thế mà ra cửa sao? So sánh giữa sân bay đến của Việt Nam nhân viên an ninh đầy đặc người đón thì lúc nào cũng đông nghẹt cảm giác không quen thuộc lắm ! thế người đến đón sẽ đón ở đâu, hơi bối rối, tôi sợ đi sai cổng rồi lạc người đến đón. Được chồng hiệp sĩ trang bị cho chiếc điện thoại gọi liên thông Châu âu, tôi móc điện thoại ra để gọi cho Foyer. Nhưng tôi thấy một hai người cầm bảng tên, tôi dừng lại xem có tên mình không! Không có, thế là lại chuẩn bị gọi, nhưng ngay thời điểm đó có một chú đến hỏi tôi cô là cô T từ Toulouse sang phải không? Mừng quá, vậy là tôi không bị lạc rồi. Chú đây là một tu sĩ mặc đồ thường phục, nên tôi gọi là thầy, thầy đưa tôi ra xe và chỡ về Foyer. Foyer chỉ là một nhà nghỉ đơn giản cho khách hành hương, nằm ở số 45 trên đường Della Pineta Sacchetti. Đường xá ở đây cũng rất tốt, nhưng nhà cửa thì lại đơn giản hơn ở Pháp. Đi hết xa lộ, vào phố xuyên qua những con đường lộ hẹp thỉnh thoảng lại chui qua những mái vòm có lẽ đường bên trên cũng rất ngộ nghỉnh. Và vì là vua bắt chuyện, nên tôi cũng trao đổi dễ dàng với thầy đón tôi, và được biết ông đã qua đây phục vụ lâu rồi. Tôi tìm hiểu sơ về đường đi nước bước, được biết nếu đến tòa thánh Vatican thì không xa, nhưng nếu muốn đi đến đền thánh Phanxico thì rất xa, có khi phải đi cả ngày. Như vậy, thời gian tôi ở đây không đủ cho những chuyến tham quan như vậy, thật tiếc! Xe dừng trước một cánh cổng lớn, cửa mở chúng tôi vào sân trong, một ngôi nhà tương đối to chắc cũng phải trên trăm phòng. Và tôi vào đấy gặp soeur quản lý. Sau khi xem Passport, bà trả lại cho tôi giữ và hướng dẫn tôi vào phòng của mình. Bà hỏi tôi định đi tham quan thế nào, tôi nói tôi không biết gì hết, chỉ mong các bà hướng dẫn giúp đỡ. Bà nói lấy làm tiếc là khách hôm nay đã ra về gần hết , nếu không bà sẽ giới thiệu cho tôi tháp tùng. Tôi cũng lấy làm tiếc nhưng đã đến đây rồi, mọi việc Chúa sẽ sắp xếp. Vào phòng, sử dụng wifi để liên lạc với hai bạn, báo đến nơi an toàn. Chưa nói dứt chuyện thì có tiếng gỏ cửa phòng. Bà Soeur đến báo với tôi, có một cậu sinh viên ngày mai thì đi về Pháp rồi, nhưng hôm nay cậu vừa về từ Vatican và sẽ đi loanh quanh nữa, tôi có muốn đi theo cho biết đường không? May mắn cho tôi quá, tôi nhận lời và vội vã xuống nhà theo chân cậu ấy. Cậu là người Việt du học và làm việc ở Nantes (Pháp), đi chơi hè ở đây là hôm cuối. Bà Soeur đưa cho tôi một thẻ 6 euro có thể dùng đi Metro hay xe buýt trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Chúng tôi ra khỏi nhà đi bộ một khoảng 20m, cậu ấy hỏi tôi muốn đi xe buýt không, chỉ cách hai trạm thì đến Metro. Tôi nói tùy cậu tôi đi thế nào cũng được, thế là hai cô cháu đi bộ vì cậu nói thời gian chờ xe đủ để mình đến trạm Metro. Đi khoảng 300 mét chúng tôi ra đường lớn và đi thêm một đổi nữa thì đến trạm Cornelia . Hầm ở đây thì không đẹp như ở Paris hay Toulouse, lối đi hẹp, và xuống chắc cũng phải ba bốn tầng gì đó, ở đó chúng tôi quẹt thẻ để qua rào và chờ tàu điện. Ở đây chỉ có hai tuyến tàu điện nên không sợ lạc như ở Paris. Cậu nói với tôi, mình đi qua ba trạm, đến trạm thứ tư là cô xuống cháu đi tiếp, vì cháu đã tham quan Vatican, do hết pin, cháu về lấy pin sạc và đi xem tiếp ở đài phun nước Travis, sau đó cháu sẽ quay lại đón cô ở Vatican, cô có mang đồng hồ không? Đồng hồ thì trong phone có nhưng hẹn thế mà biết có gặp được nhau không, thôi cháu cho cô đi theo đến đài phun nước Trevi để tham quan luôn và khi về thì ghé qua Vatican cho cô biết chỗ, sáng hôm sau cô đi một mình. Đồng ý ! Thế là thay vì xuống trạm Ottaviano, chúng tôi đi gần cuối đường Metro xuống ở trạm Berbini. Hạnh, tên cậu Sv hướng dẫn tôi đi đã tìm hiểu sơ đường đi, nên khi xuống trạm, cậu dẫn tôi đi qua một con phố tên Delle Triton, đến một quảng trường tương đối rộng gọi là Quarto Fontane, theo lề trái nhìn sang một hẻm nhỏ tên là Avignonessi. Con hẽm be bé nếu đi một mình chắc tôi không dám đi. Quẹo trái ở Dei Serviti xuyên qua del Trafro lúc đó chúng tôi hơi bí lối không biết phải đi tiếp thế nào nữa. Nhưng từ bên kia đường tôi thấy đoàn người lủ lượt đi ra, tôi nói với Hạnh, chắc hướng đó. Thế là chúng tôi băng qua đường đi vào lối mà người ta thoát ra. Đó là đường Arcione , đường cũng hẹp thôi, nhưng bên lề đường có những tiệm ăn họ bày bàn ra ngoài, rất lịch sự, sạch sẽ, với menu để bên cửa. Cũng có một chợ nhỏ bán trái cây ở quãng trống. Hết Arcione thì đến Lavator và cuối nơi này chúng tôi đã thấy đông đảo người bao quanh suối phun Trevi. Một công trình kiến trúc nghệ thuật, có những bức tượng cổ thời la mã, người ta thường đến đây quăng đồng tiền xuống để nguyện ước một điều gì đó, rất tiếc là lúc này tôi và Hạnh không thể quăng đồng tiền để ước điều gì, vì suối phun đã dừng hoạt động cho công trình tu sửa. Tuy nhiên, mọi người vẫn bu quanh chụp ảnh, và những người bán đồ lưu niệm vẫn bày bán hàng ở đấy. Mặc dù không được chiêm ngưỡng vẽ thần bí của nó, nhưng chúng tôi cũng được biết qua địa điểm nổi tiếng này, hai cô cháu quay ngược về trạm Metro để về đền Vatican. Do đi theo Hạnh nên tôi không phải tập trung tinh thần lắm, và đến trạm Ottaviano, chúng tôi lên mặt đất. Con đường vắt ngang cửa hầm M_ Ottaviano đi về phía trái là đường đến tòa thánh Vatican, chúng tôi đi qua hai ngã tư, một ngã ba thì đến một quảng trường to, người ta bày bán vật lưu niệm, thức uống… Ở đây rất đông đúc. Trên đường đi ngoài khách du lịch chúng tôi thấy nhiều nhóm tu sĩ, nam nữ với nhiều đồng phục khác nhau chứng tỏ họ từ nhiều cộng đoàn từ nhiều nơi trên thế giới tựu về có thể đếm hàng mấy chục cộng đoàn. Từ quảng trường băng qua bên kia đường, dòng người nườm nượp như trẩy hội, hình như lúc nào cũng đông đảo như thế. Tôi đã thấy vách thành tòa thánh. Một toán lính Ý có vũ trang ôm súng giữ gìn an ninh vòng ngoài cho tòa thánh. Chúng tôi bước vào khu chỉ cho đi bộ. Đường rất rộng nhưng không trống. Đi được một quãng chúng tôi thấy bên phải có một cánh cổng cũng được canh gác nghiêm nhặt nhưng lính gác ở đây lại mặc sắc phục khác, đây là lính chuyên biệt của Thụy sỹ huấn luyện và cung cấp cho việc bảo vệ bên trong tòa thánh. Đây cũng là Ngân hàng Vatican. Đi thêm một chút nữa, chúng tôi bước vào cổng tòa thánh. Trời đã bắt đầu chuyển tối, sửng sờ trước những quy mô của tòa thánh, tôi mê say chụp ảnh, Hạnh cũng vậy. Với kiến trúc vòm thời la mã cổ của nhà thờ chính, với đường dẫn hình cánh cung và những hàng cột to nối nhau hàng mấy trăm mét, với những bức tượng được đặt trên nóc hành lang cánh cung tăng vẽ uy nghi cho kiến trúc. Mặt trời lặn, đèn được thắp lên tạo thêm vẻ thần bí cho khu đến thánh. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, chụp cái gì, vì cái gì cũng đẹp cả. Loay quay một lúc, tôi phát hiện ra mình mất dấu Hạnh. Thôi chết rồi, làm sao về nhà. Tôi bắt đầu lo và không dám di chuyển xa chỗ ban đầu nữa, hai người mới quen, tôi cũng không nhớ mặt Hạnh cho lắm, Hạnh thì cầm một máy ảnh canon to là điểm để nhận, nhưng hình như ở đấy có nhiều người cầm máy ảnh như thế đấy, điện thoại thì có số nhau đâu! Bóng tối lại tối hơn và người thì dày đặt … Đây là chiều đầu tiên tôi đặt chân đến Rome !!! Mãi một lúc sau tôi thấy Hạnh quay trở lại, cậu ấy xin lỗi vì mãi mê chụp ảnh. Mừng quá, thế là không phải hỏi police đường về nhà nghỉ. Hạnh và tôi chụp thêm mấy tấm ảnh nữa rồi ra về cho kịp Metro. Tôi lại có người bạn nhỏ mới . Hai cô cháu về ăn cơm tối cùng nhau và trao đổi email để chuyển hình cho nhau. Hạnh nói, sáng mai cháu đi về rồi, cô cứ thế ra Metro, rồi lên ở Ottaviano là được rồi. Tôi mường tượng được con đường, và tôi nghĩ tôi có thể đi lại đó một mình. Cảm ơn Hạnh đã giúp đỡ và tôi chào cậu ấy trước vì sợ sáng không có dịp gặp. Thích thú đầu tiên của tôi ở Foyer này là tôi có thể dự lễ sáng sớm ngay trong foyer, 5 giờ sáng các Soeur đã dậy và đi vào cuối dãy nơi đó có một nhà nguyện nhỏ, không khí thật trang nghiêm và chúng tôi dự lễ misa ở đó. Tan lể các soeur dọn thức ăn sáng cho tôi, tôi lại gặp Hạnh, sau một lúc chuyện trò, Hạnh bảo sẽ trở qua tòa thánh Vatican một lần nữa vì chưa đả. Hạnh hỏi tôi có muốn đi chung thì cậu ấy lại dẫn đi, một soeur trẻ hỏi, có kịp thời gian cho chuyến bay không? Hạnh đáp, không sao, máy bay sẽ chờ em! Thế là giao kèo, tôi đi chung với Hạnh đến tòa thánh một lần nữa, và đến giờ Hạnh ra sân bay, tôi ở lại về sau. Đối với tôi như thế là quá đủ. Tôi vội vả lên lấy đồ nghề, hai cô cháu lại đi chung thêm một lần nữa. Vẫn là con đường hôm qua đã đi, Hạnh nói, mình có thể đi xe buýt đến đó, nhưng nhiều khi kẹt xe mất cả tiếng đồng hồ, nên đi metro cho nhanh. Buổi sáng tại tòa thánh có một nét đẹp riêng, nó mang một nét gì đó mênh mang, hùng vĩ. Người cũng như hôm qua, càng lúc càng đông, ngoài những lính gác vòng ngoài, bên trong còn có cảnh sát. Họ di chuyển trên những chiếc xe điện chạy chậm vòng quanh sân tòa thánh vì rất lớn để kịp thời giải quyết những vấn đề bất cập xảy ra. Hạnh dẫn tôi đến một bảng thông báo ở cổng trong. Bảng ghi thời gian cho vào viếng nhà thờ là 1g30. Hạnh nói, cháu phải đi sớm, cô ở lại xem xếp hàng để vào trong, khi vào gần bên trong, sẽ có mấy chốt kiểm tra hành lý . Kiểm tra xong, mình vào tham quan thoải mái. Hai cô cháu lại chụp giúp nhau lưu niệm, và hai phó nhòm lại đi tìm cảnh quang cho riêng mình, độ 9 giờ, tôi nhắc Hạnh lên đường, và Hạnh cũng đã thu xếp để đi cho đúng giờ. Hai cô cháu chia tay. Tôi thật biết ơn sự giúp đỡ của Hạnh, Hạnh đã giúp tôi yên tâm đi lại trong giây phút đầu, điều mà tôi tưởng tôi phải tự mầy mò. Máy tôi có thể selffi, thế là tôi sellfi mình với tòa thánh, thích vô cùng.Tôi rảo quanh để xem hoạt động của mọi người. ngay góc hình cánh cung, hai bà soeur mặc áo xanh đội mũ viềng xanh có thể là dòng Mẹ Teresa Calquitta, họ đang đọc kinh không quan tâm đến mọi người chung quanh , kia là một nhóm giáo sĩ đang chụp hình lưu niệm _ (tôi có dịp làm hiệp sĩ chụp hộ cho cả nhóm họ), nọ là những nhóm bạn bè tụ họp với nhau bàn luận nọ kia. Chỉ có tôi là một mình giữa chốn đông đúc này. Và nếu nghĩ xa hơn một chút là một mình giữa bầu trời Ý ! Không vấn đề gì, đôi khi tôi thích thế ! Tôi tận dụng thời gian đọc kinh, cầu nguyện, và thu hết những góc đẹp mà tôi thích. Buổi sáng, trước khi đi tôi có đem theo mẫu bánh ngọt bạn mua cho từ Toulouse, tôi có thể dùng nó cho buổi trưa, nhưng khát nước, tôi phải ra phố để tìm nước uống. Thấy một gian hàng nước lớn, tôi lại hỏi mua coca cola, nhưng họ nói giá mắc quá, tôi chọn cách đi vào một cửa hiệu đàng hoàng trong phố, và mua thì giá chỉ bằng phân nữa. Ở đây cũng bán đồ lưu niệm, nên tôi chọn mua một sâu chuỗi cho bạn, và tôi trở lại cổng mua chiếc áo thun có in hình Rome cho con trai, coi như là xong cho việc mua sắm. Lúc bấy giờ khoảng 11g30, tôi thấy mọi người bắt đầu xếp hàng, tôi làm đuôi theo họ. Lúc đó chắc khoảng mươi người. Nhưng chẳng bao lâu cái đuôi như rồng rắn và mọi người sẳn sàng đứng giữa trời nắng để giữ chỗ để có thể vào được bên trong đền thánh. Cái đuôi càng lúc càng dài từ cánh cung bên này kéo qua khoảng trống mênh mông nối với cánh cung bên kia và không biết chấm dứt ở đâu. Cũng có một vài người chen ngang, và thường là họ không cho phép. Khoảng 2 giờ, chúng tôi mới được kiểm tra cho vào . Qua hàng rào kiểm tra an ninh, mọi người thoải mái vào trong. Những anh lính Thụy sỹ đứng nghiêm hàng giờ trước các cổng. Ai muốn tham quan bảo tàng thì phải xếp hàng mua vé, ai tham quan đền thánh thôi thì có thể tiến thẳng vào trong. Đền thánh Phero với mái vòm cao ngút kết hợp nhiều họa tiết , với hoa văn sáng chói rực rở, nền lót đá bóng loáng, với những bức tượng to lớn nhưng tỉ mỉ đẹp tuyệt vời. Cung thánh rộng bao la, với một vòm bàn thờ bằng gổ được tiện rất công phu. Để di chuyển, dời đổi sắp xếp mọi thứ trong đó người ta phải dùng xe điện vì rất rộng lớn. Mặc dù đã nghĩ về một trung tâm điều hành công giáo toàn cầu nguy nga tráng lệ, nhưng sẽ không nghĩ ra chỉ có tận mắt chứng kiến, hai chữ : quá tuyệt ! Hai bên cánh bàn thờ chính là hai mộ của hai Đức Giáo Hoàng được lộng kiếng, Đường giữa đi vào cũng là phần mộ của các đời giáo hoàng. Cánh phải, cánh trái của đền thánh được trưng bày nhiều ảnh tượng là những kiệt tác của những kiến trúc sư, họa sĩ danh tiếng. Nhiều bàn thờ chung quanh đền thánh, người ta có thể tùy nghi cầu nguyện. Say sưa với những công trình điêu khắc, họa … trong đền thánh Phero tôi muốn chia sẻ cùng các bạn mình ở nhà và cứ thế, chụp … quay mà không thể hết được góc cạnh. Thời gian lại điểm, tôi phải trở về trước bốn giờ vì chiếc thẻ metro của tôi chỉ còn hiệu lực đến 4 giờ, tôi thì lại không biết cách mua thẻ. Phải trở về thôi. Bước ra khỏi đền mà tiếc nuối không nguôi vì tôi biết khó có cơ hội để quay trở lại một lần nữa. Vội vàng ra hầm để bắt Metro về Foyer, tôi về đến nơi thì cũng đã 5 giờ chiều. Tắm rửa xong xuôi tôi lại xuống nhà ăn dùng cơm. Hôm sau là ngày Chúa Nhật. Tôi lại xuống nhà nguyện tham dự thánh lể… và buổi ăn sáng hôm đó hai soeur trẻ hỏi tôi, cô định hôm nay đi đâu . Tôi đáp, tôi thì muốn đi nhiều nơi lắm, nhưng chẳng biết đâu là đâu! Hai Soeur bảo hôm nay chúng con nghỉ được phép đi mua sắm. Nếu cô muốn, chúng con sẽ dẫn cô đi thăm đền thánh Giovanni in Laterano, thuộc địa phận Ý (không thuộc Rome). Tôi lại bắt được vàng, thế là chuẩn bị theo hai Soeur ra phố, tôi lấy thêm một thẻ metro, lần này chúng tôi bắt xe điện từ Cornelia đến trạm San Giovanni. Cũng là trao đổi cho vui, tôi kể hai Soeur trẻ nghe tâm trạng hồi hộp của tôi khi vừa xuống máy bay ở Flucimino, lúc tôi không tìm thấy người đón cầm bảng tên mình. Hai soeur trẻ phá lên cười, bảo tôi, thầy ấy khi đi đón ai rất ngại cầm bảng tên, nên nhóm nào muốn thầy đón thì phải tự cầm bảng tên của nhóm rồi thầy sẽ nhận diện… cũng là một chuyện tiếu bên lề ! Lên trạm tôi thấy một bức tường thành giăng ngang, đây là ranh giới để vào Laterano. Đi qua cửa cổng tường thành dài, phía bên trái tôi thấy ngôi nhà thờ rộng lớn sừng sửng trước mắt, kiến trúc trực diện thì đơn giản thôi, đấy là đền thánh Giovanni in Laterano dước sự quản lý của hội thánh Ytaly không thuộc Roma. Bên trong ngôi đền cũng vô cùng lộng lẩy với sân đền bóng loáng, những tượng thánh to oai vệ ngự trị quanh đền, và ngay giữa cung thánh có một lối đi xuống tầng hầm, nơi đó chủ tế đi từ dưới lên dâng lễ, vòm nhà thờ rất cao, cột nhà thờ cũng to lớn thể hiện sự vững chắc theo thời gian. Bên trong linh mục làm lễ, một phần bên ngoài mọi người tự do tham quan trong sự im lặng, tề chỉnh. Tôi được biết mỗi năm Đức giáo hoàng đến đây làm lễ một lần. Tôi đi lượt qua một vòng, cầu nguyện, rồi ra ngoài vì không có thời gian… băng qua đám sân để qua lộ Piazza di Port San Giovanni sang bên kia đường, nơi có một tòa nhà đơn sơ, nhưng trong đó có đặt những bực thang thánh , những lưu niệm về những bực thang Chúa Giêsu đã bước qua khi đi chịu khổ hình được mang về từ Do Thái, và nơi đó được gọi là đền thờ Cala Santa . Mọi người quỳ từng bậc tháng để cầu nguyện và lên đến đỉnh điểm, chúng tôi chỉ quỳ gối nơi đó và khấn nguyện một chút. Tiếp theo chúng tôi đi sâu vào bên trong thành đến một quảng trường cũng rộng, có một bút tháp cao vút lên không, đó là chiến lợi phẩm của Pháp khi chiến thắng Ai cập. (Obelisco) Đến đây, chúng tôi không biết đường đi tiếp đến đấu trường Colleseum, thế là một soeur phải đến hỏi thăm anh lính Ý đang bồng súng đứng gác nơi đó. Thời gian chúng tôi đi là nhóm khủng bố đang khởi động chiến dịch, nên đâu đâu cũng có quân đội và cảnh sát trông chừng nhất là những nơi trọng yếu, những nơi có bề dày lịch sử hoặc nhiều người tham quan. Được hướng dẫn, cũng là con đường đó (Piazza di Port San Giovanni) chúng tôi đi khoảng 10 phút thì thấy đấu trường Colossseum. Một bức tường thành cong sừng sửng giữa phố. Một phần tường bị đổ nát, và lúc chúng tôi đến người ta cũng đang tu sửa. đầu trường thành hình tròn, tường cao với bên dưới là những chuồng mà ngày xưa người ta chứa hổ dử hoặc sư tử. Chính giữa đấu trường là nơi các đấu sĩ phải chiến đấu với thú dử, vua quan, quý tộc ở trên tầng cao nhìn xuống. Nhóm cai trị cũng dùng nơi đây để xử chết những người không tuân theo lệnh họ. Hôm ấy là ngày lễ hội của nhóm quân nhân Ý, họ mặc quân phục, trang bị nón với những chiếc lông gà. Đi tuần hành với giàn nhạc từ Colosseum về trung tâm rất nhộn nhịp . Chúng tôi cũng tháp tùng theo họ. Con đường dẫn đến trung tâm rộng lớn, bên kia đường thỉnh thoảng có những người mướn xe trượt trên đường đi cho nhanh, họ là những người trẻ. Hai bên đường những khu phố cổ được bảo tồn với nét đẹp thật quyến rủ dù cũ kỉ . Với những vách thành bằng gạch đỏ, kéo dài hàng 100m , quay lại thành khối, và một hoặc hai chóp tròn vươn lên bầu trời tạo vẽ huyền bí. Hai bên đường là hàng cây cao nhưng được tỉa tót cẩn thận kết hợp hài hòa với những dãy nhà cổ làm thành một bức tranh tuyệt mỹ. Một vài tòa nhà đã xuống cấp và đang được phục chế. Chúng tôi đi một đoạn cũng khá xa đến cuối đường thì gặp một góc đường rộng với những khối nhà quây quần không kém phần uy nghi. Vẫn là phong cách âu châu cổ với những ngôi nhà tháp tròn vương lên nhưng là màu đỏ thay vì ở Paris là màu đen, xám. .. khung cảnh vui hơn ! Chúng tôi đứng trước một ngôi nhà to có đặt mấy tượng chiến sỹ thời xưa, nơi đây là nơi ghi công các chiến binh Ý Victoriano Alta Della Patria ( Piazza Venezia Sau khi chụp ảnh quanh đây xong, chúng tôi quay trở lại để tìm đường qua nhà thờ Đức Bà cả, sau vài lần thăm hỏi chúng tôi rẻ qua đường Largo Corrado Ricci, đi một đoạn khá dài,băng ngang một hẽm nhỏ để đến nhà thờ Đức Bà Cả (Santa Maria Maggiore) Nhà thờ một mặt nằm trên via Gioberty, và từ đó đi thẳng xuống sẽ gặp nhà gar Termini . Mỗi nhà thờ có một nét đẹp riêng, nhà thờ nào cũng hoành tráng, công phu. Nhà ga Termini hiện ra trước mắt tôi, đây là một ga xe lửa mà từ đây chúng ta có thể đi sang các nước lân cận. Tôi biết ra, nếu tôi đáp chuyến bay đến Flumciano, tôi có thể ngồi xe buýt đến đây và đi xuống hầm chọn xe điện về Cornelia, xét ra cũng không phức tạp lắm. Cũng như những ga khác ở Pháp, ga này vẫn bày bán quần áo, hàng ăn uống, cà phê, đồ lưu niệm. Bây giờ là 12g trưa chúng tôi không về Cornela mà ghé Vatican, thông thường, giờ này là Đức Giáo Hoàng ra cửa sổ chào du khách và Giáo Dân, hai Soeur muốn cùng tôi chờ Đức Giáo Hoàng ra, nhưng do thiếu thông tin, hai Soeur không biết là lúc này Đức Giáo Hoàng đang đi viếng thăm Cuba. Tôi tuy biết sơ nhưng cũng hy vọng dịp may Giáo Hoàng về sớm! Sự thật thì chuyện đó khó thể xảy ra nên chờ quá giờ cũng không tăm hơi gì, các Sơ kêu tôi ở lại tham quan tiếp, các soeur phải về, nhưng tôi quyết định về chung để nghỉ ngơi chút, và buổi chiều sẽ đi chỗ khác vì tôi không đủ thời gian. Thế là ba chúng tôi ra hướng công trường xuôi về góc phố đón xe buýt. Xe buýt đưa chúng tôi về ngay foyer, tôi được hai soeur mời dùng cơm chung… cũng vui. Được hai Seour cho biết nhà thờ thánh Phaolo ở ngoại thành cũng dễ đi lắm, chỉ cần đón xe buýt đi ngang đó, hơn nửa tiếng, đi bộ vào rồi ra đón xe buýt là về. Nghe thích quá, tôi quyết đinh phiêu lưu một chuyến. Sau khi hỏi lại thầy … với lời khuyên nếu lạc thì cứ gọi taxi và đưa địa chỉ thì họ sẽ chỡ tới, tôi yên tâm quảy gói … Tôi viết địa chỉ lên giấy cho yên tâm nhỡ hỏi mà tài xế không biết. Lại đi bộ ra Cornelia vì bãi xe buýt ở đó. Tôi chờ đúng số xe buýt được hướng dẫn và lên. Tôi quan sát mọi người xem họ trình vé thế nào. Nhưng tôi chẳng thấy ai trình vé cả! Tôi cầm vé trên tay, để chờ ai đó check vé làm theo, nhưng không ai trình cả, tôi vẫn chưa hiểu, và sau này tôi được biết, nếu không trình vé mà bị soát thì có thể phạt nặng …) Xe chạy đoạn đầu thì tôi không để ý vì tôi biết chặng đường mình đi khoảng 45 phút, do đó tôi nhìn hai bên phố để quan sát, xe đi qua những khu cư dân được phân biệt theo số thứ tự là quatiere 1, 2 ... Mỗi lần sắp đến trạm nào đó thì bảng điện hiện tên trạm lên. Xe chạy càng lúc càng xa thành phố, thời gian cũng hơi lâu, tôi bắt đầu căng thẳng chăm chú nhìn bảng điện để xem chừng nào thì tới để xuống . Nhưng bảng điện chỉ hiện lên những tên không quen thuộc và mọi người xuống dần dần còn một vài người thôi . Tôi hơi lo lắng . Cuối cùng xe dừng lại, mọi người xuống hết chỉ còn mình tôi, và tài xế cũng xuống luôn! Thế này là thế nào, chết rồi, chẳng nhẻ qua trạm cần xuống và đây là trạm chót hay sao! Nhưng tôi nhớ mình không bỏ sót một tên trạm nào cả. Tôi nghĩ, nếu đây là trạm chót, thì lại chờ quay về thôi. Còn như đây là chỗ dừng chân thì nó sẽ chạy tiếp, nhưng như vậy còn bao lâu mới tới? Tôi xuống xe, tìm tài xế và hỏi họ về nơi tôi muốn đến. Ông tài xế khác người Ý đến đổi ca, kêu tôi lên xe ngồi đi chút ổng chỡ đi ngang đó. Độ 5 phút sau, xe bắt đầu chuyển bánh. Tôi nghĩ nếu xe quay trở lại có nghĩa là lúc nảy tôi bỏ qua trạm. Nếu xe chạy tiếp có nghĩa là còn một đoạn nữa mới đến. Xe không quay lại đường đến lúc nảy mà đi bằng đường khác, như vậy tôi phải tập trung xem bảng điện tiếp để xuống . Xe chạy càng lúc càng xa , nhưng tôi vẫn chưa tìm thấy tên của đền thánh Phaolo, trời càng lúc càng tối. Lúc đó tôi bắt đầu lo lắng, nếu xe đến cuối trạm ở một nơi nào xa xôi làm sao tôi có thể trở về kịp vì có thể đây là chuyến chót. Xe qua hết khu phố này đến cánh đồng nọ, nhưng tôi không còn tâm trí để ngắm cảnh. Ban đầu tôi không dám hỏi linh tinh vì sợ gặp người xấu biết mình từ xa đến. Nhưng thời gian không cho phép tôi phải hỏi thôi. Tôi hỏi một bà người Ý nơi tôi muốn xuống, nhưng bà không biết. Thấy một cô gái dẫn con mặt rất Việt, tôi hỏi cho dễ , cô gái cũng không biết, và cô ấy là người Thái Lan…! Đi thêm một chút nữa tôi thấy bảng điện hiện lên chữ San Palio, tôi nghĩ có phải ở đây không? Nhưng nếu không phải, tôi xuống xe rồi không còn xe để đón đi về thì làm sao! Thôi đành ngồi chịu trận. Mãi một lúc bảng điện lại hiện lên những tên dễ nhớ mà tôi đã đọc trướcđó … và tôi nhận ra nơi này mình đã đi qua. Khung cảnh ban đầu được quan sát trở về với tôi. Tôi cảm thấy yên tâm phần nào. Đúc kết tôi hiểu, lúc xe quay về nó đã đánh một vòng cua khác, nên không quay lại đường cũ, và đấy là điều làm cho tôi không thể nhận ra. Cuối cùng bảng ranh giới Cornellia xuất hiện, tôi biết mình đã nghĩ đúng, và không còn gì phải lo lắng. Xem như tôi đã đi một vòng ra ngoại ô của Ý vào buổi chiều hôm đó, chỉ tiếc là không được yên tâm nên không ngắm nghía gì cả. Nếu có lần sau tôi sẽ đi vào sáng sớm, và dừng đâu đó nếu thích, sau đó lại đón xe đi tiếp. Về foyer kể cho mọi người nghe ai cũng phải cười. Trưa hôm sau là tôi phải về Toulouse, sáng hôm đó tôi không dám đi lang thang nữa vì sợ những tình huống bất ngờ sẽ làm trể chuyến bay. Tôi đi vòng vòng sân foyer, ngắm những cây hồng trỉu quả, vườn rau nhiệt đới của Foyer, và cây cối trong sân. Vì là du khách đến từ Việt Nam, tôi được bớt 10% tiền phòng, tiền ăn thì tôi ăn 4 suất nhưng chỉ tính tiền 3 suất thôi. Cũng là ưu đãi. Đến giờ, thầy dòng … lại chỡ tôi ra sân bay, thầy đưa tôi tận vào bên trong nơi kiểm tra hành lý. Tôi không phải sợ lóng ngóng gì cả. Sau khi kiểm tra xong tôi chỉ việc theo dõi bảng hướng dẫn cổng bay … Cũng là một chút kinh nghiệm. Bạn đã đến đón tôi ở sân bay Toulouse đúng giờ, và do đã thực tập chúng tôi chờ nhau đúng chỗ. Giấc mơ Roma của tôi đã hoàn thành. Chuyến tham quan cuối ở Toulouse của tôi là chuyến đi thuyền trên sông từ Pont neuf coeurs qua một khúc sông rộng rồi quẹo vào kênh Midi, chiếc thuyền đi qua một con kênh giữa hai con phố, chúng tôi được ngắm mấy gian nhà mà trước đây là hảng thuốc lá giờ đã đóng cửa, chúng tôi cũng đi qua một trường đại học. Đi sâu vào bên trong quẹo vào một cửa lớn, nơi hội tụ mấy dòng kênh. Theo như người hướng dân trên tàu, thì con kênh này được hình thành với mục đích hổ trợ quân sự giữa Pháp và nước láng giềng trong thời chiến tranh. Bờ kênh luôn có cây cối mát mẻ, nên việc đi thuyền trên sông cho ta cảm giác thoải mái. Tôi lại liên tưởng đến những con kênh của Sài Gòn, như Nhiêu Lộc, Tàu hủ, nếu được xây dựng sạch, đẹp và phát triển ngành du lịch trên sông, tôi nghĩ không chỉ là du khách nước ngoài mà cả người dân trong nước cũng có nhu cầu thưởng ngoạn theo sông. Một tháng trôi qua rất nhanh, thắm thoát tôi đã hết thời gian ở Toulouse, bạn tôi rủ mấy chị em diện áo dài ăn cơm, chụp ảnh … nghe cũng vui thế là chúng tôi đóng bộ, ăn cơm để chụp ảnh. Đấy là những bức ảnh để đời! Chuyến này bạn không đưa tôi về Paris vì đã có chị, chị sẽ đưa tôi về và dẫn dắt tôi đoạn sau. Bao nhiêu năm nay tôi và bạn vẫn liên hệ với nhau, thân thiết với nhau, nhưng khoảng cách không gian và thời gian vẫn tạo cảm giác thiếu thiếu gì đó. Qua những tháng ngày dạo chơi cùng nhau , sống cùng nhau trong một mái nhà tình thân nghe thân hơn, và ký ức này sẽ giúp tôi gần gủi với bạn hơn khi sau này nói chuyện cùng nhau qua mạng. Tôi sẽ hình dung được chỗ hai bạn ngồi ăn cơm, uống cà phê sáng, hay ngồi trong phòng máy. ..Ngày cuối vợ chồng bạn đưa tôi và chị ra sân ga thấy quyến luyến làm sao, nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải tàn. Ở sân ga, chồng bạn không quên gọi cho cháu đón chúng tôi ở Paris cũng như đón tôi trong chuyến về từ Belgique sau đó. Anh ấy luôn chu đáo. Chào Toulouse, chào con đường kênh Midi dễ thương và chào những người bạn mới quen ở đấy ! Và chào hai bạn thân mến của tôi.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.10.2016 17:20:07 bởi Huyền Băng >
|