Viet duong nhan
-
Số bài
:
6666
- Điểm: 4
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 25.10.2004
- Nơi: Suối Yêu Thương
|
KỸ THUẬT THƠ VIỆT NAM HIỆN ÐẠI
-
31.12.2005 06:18:49
KỸ THUẬT THƠ VIỆT NAM HIỆN ÐẠI VÀ TIÊU CHUẨN ÐÁNH GIÁ MỘT BÀI THƠ Bài của Nguyễn Vũ Văn LỜI NÓI ÐẦU Ðây là những nhận xét của tôi sau nhiều năm làm thơ và xem thơ, tuy rằng tôi làm thơ rất ít. Những nhận xét này không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót và sai lầm, nhưng tôi không thể kìm lòng mà không viết ra một vấn đề mà từ xưa đến nay có lẽ chưa có ai làm, đó là kỹ thuật thơ Việt Nam hiện đại, và nhân tiện đó đi tìm những tiêu chuẩn cho một bài thơ hay. Nếu bài viết này khơi lên được những lời phê bình hay bổ khuyết cho để vấn đề nêu ra được sáng tỏ, đó là điều làm tôi mãn nguyện. Ngoài ra, vì thiếu sót tài liệu, tôi mạn phép trích dẫn một số câu thơ của tôi, mong độc giả lượng thứ. Tôi cũng xin cảm tạ các bạn Bồ Tùng Linh, Mai Ninh, Bùi Tiến Hoàng và Mai Anh Tuấn trong nhóm Siliconband đã góp ý kiến và tài liệu cho bài này. Nguyễn Vũ Văn vanvung@teleport.com http://www.teleport.com/~vanvung/ Kể từ khi đất nước bị chia cắt vào năm 1954, thi ca miền Nam với những đỉnh cao như Vũ Hoàng Chương và Ðinh Hùng còn mang đậm nhiều nét cổ điển. Cho tới năm 1956, khi tạp chí Sáng Tạo ra đời cùng với sự xuất hiện của một số nhà thơ ngoài nhóm Sáng Tạo, văn thơ miền Nam đã có một sắc thái tân kỳ về nội dung cũng như kỹ thuật. Từ đó kỹ thuật thơ Việt Nam càng ngày càng đổi mới, tiến triển, nhưng cũng mang lại không ít ngỡ ngàng cho số đông độc giả. Một số bài thơ có vẻ khó hiểu khiến người ta không chấp nhận được. Và những bài thơ hay không được thưởng thức. Bởi vì không có tác giả nào nói ra kỹ thuật của mình và có lẽ cũng không có ai khác đề cập đến. Ngược lại, người ta vẫn ca tụng một số bài thơ mà không chú ý đến kỹ thuật kém cỏi. Vàng thau lẫn lộn. Bởi vậy bài này được viết nhằm mục đích nêu lên một số đặc điểm của thơ hiện đại, về hình thức cũng như nội dung và kỹ thuật, đồng thời đề nghị những tiêu chuẩn của một bài thơ hay. Trước hết, chúng tôi cố gắng xác định cách hợp vận mà nhiều người còn lầm lẫn, sau đó sẽ nêu lên các đặc điểm khác về thơ. Ðoạn 1. CÁCH HỢP VẬN Nguyên tắc : vần bằng hợp với vần bằng, vần trắc hợp với vần trắc. (Trong âm nhạc, bằng có thể hợp vận với trắc, thí dụ: nhà hợp vận với nhá). Âm vận : Cách hợp vận trong thơ không có căn bản ngữ âm (phonetics) nào cả, ở đây tôi chỉ dựa theo cách hợp vận cổ truyền mà phân biệt như sau. Âm vận có 2 loại toàn vận và bán vận. Toàn vận : 2 từ chỉ khác nhau về phụ âm đầu. Thí dụ: a) tình, mình, khinh, linh. b) ta, mà, la, tha. Bán vận : 2 từ khác nhau trong nguyên âm hay trong nguyên âm và phụ âm cuối. A.- Bán vận trong nguyên âm : Những âm họp thành nhóm sau đây hợp vận với nhau: 1/ a, ă, â, o, ơ, ô, u, ư, oa, ua, ưa. Thí dụ: a) tha, mo, lu, thư, thoa, qùa, cua, thưa. b) lạ, thố, thụ, thóa, qụa, thủa, thửa, lựa. c) chang, rằng, nằm, lầm. d) thôn, mun, 2/ i, e, ê, oe, ue, uê, uy. Thí dụ: a) thi, me, ve, que, quy. b) thí, lẹ, thế, nhuệ. c) thịt, khét, chết. d) em, quen, đêm. 3/ ai, ay, ây, oi, ôi, ơi, oai, ui, ưi, ươi, uôi. Thí dụ: a) thai, chay, khoai, mòi, thôi, lơi, thui, người, nguôi. b) thái, cậy, mọi, đổi, củi, ngửi, lưới, đuối. 4/ i, uy, uya 5/ ia, uya. 6/ i, e, ê, iê, uyê. Thí dụ: a) tin, men, lên, thiên, thuyền. b) tịt, lét, tết, khiết, khuyết, tuyệt, tiếc, tích. 7/ a (+phụ âm), o (+phụ âm), ô (+phụ âm), u (+phụ âm), ư (+phụ âm), ươ (+phụ âm). Thí dụ: chang, trong, nung, lưng, chương, chuông; trọng, chúng, thượng, chuộng, nướng; nóc, được. 8/ oa (+phụ âm), uâ (+phụ âm), uô (+phụ âm). Thí dụ: a) loan, luân. b) thoát, khoác, luật, thuốc. c) loang, khuôn, chuông, khuân, khuâng. 9/ ao, âu. 10/ eo, oeo, êu, iêu, yêu, iu. Tóm tắt, nguyên âm chia làm 2 nhóm chính có âm phân biệt: (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ) và (i, y, e, ê) . Nếu 2 nhóm này mà hợp vận với nhau thì bằng cách bắc cầu từ âm nọ qua âm kia, thì bất cứ 2 âm (2 nguyên âm hay 2 nhóm nguyên âm trong một từ) nào cũng có thể hợp vận với nhau. B. Bán vận trong nguyên âm và phụ âm cuối . Nguyên âm thì theo nguyên tắc trên. Phụ âm cuối có thể thay đổi như sau: 1/ c, ch, t, p. Thí dụ: lắc, trách, tát, chập. 2/ n, nh, m. Thí dụ: a) than, cành, chàm. B) cận, thánh, cám. 3/ n, ng. Thí dụ: a) than, thong, không, thằng. B) cận, thắng, cống. Thơ tự do rất hợp với bán vận. Trong thể thơ này, vần hợp nhau chan chát (thí dụ: hình, tình) làm câu thơ kém hay. Ðiều tối kỵ trong âm vận : dùng 2 chữ giống nhau trong 2 vần kế tiếp hay trong 3 câu lục bát kế tiếp, ngoại trừ trường hợp nhắc đi nhắc lại để nhấn mạnh. (Nguyên tắc chung là tránh điệp ngữ). Thí dụ: Nhà em mái tranh Trắng giàn dây mơ Bây giờ hoa cũ Rụng hoài trong mơ (Phạm thiên Thư - Giàn mơ) Tôi phải dỗ như là tôi đã lớn Phải thẹn thò như sắp cưới hay vừa yêu Phải nói vơ vào, rất vội: người yêu Nếu ai có hỏi thầm: ai thế (Nguyên Sa - Tuổi 13) Những câu thơ lạc vận : Thơ lạc vận có rất nhiều trong các tạp chí và Web sites, không tiện trích dẫn ra đây. Thỉnh thoảng trong bài thơ có một hai chỗ lạc vận thì còn có thể bỏ qua. Chứ cả đoạn lạc vận thì bài thơ không còn giá trị. Ngay cả những nhà thơ nổi tiếng cũng có những câu lạc vận, do vô tình hay cố ý. Thí dụ: Từ ngày đàn rẽ đường tơ, Sao tôi không biết hững hờ nàng đan . Kéo dài một chiếc áo len , Tơ càng đứt mối, nàng càng nối dây. Khánh ơi, còn hỏi gì anh? Xưa tình đã vỡ, nay tình còn nguyên. (Thâm Tâm - Gửi T.T.Kh) Buồm lên biển tím chênh vênh, Một đêm gã bỏ tình nhân lại bờ. Lòng qùy nhớ mặt trời xa, Vào quán biển hỏi thăm ngườ i xa xưa (Phạm thiên Thư - Quán rượu ven biển) Con chim én cùng với thơ bay trong nắng Trên môi anh dường có ngọn cỏ thơm Là ngón tay nào trong mười ngón tay em Có cả nụ hôn đầu quanh quất đó... Tháng Giêng và anh rủ nhau ngồi dưới phố Tô môi hồng xin nhớ cánh sen non Tháng Giêng chờ một chút lượng xuân em Nụ cười đó, anh chờ xuân vĩnh viễn (Nguyên Sa - Tháng giêng và anh) Sao hương sắc lên mắt mình tình tứ Và đôi mắt nhìn tôi ngập nhừng chim sẻ (Nguyên Sa - Tuổi 13) Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình (Nguyên Sa-Áo lụa Hà Ðông) Có phải tôi chưa được quen Làm sao buổi sáng đợi chờ em ? Hay từng hơi thở là âm nhạc Ðàn xuống cung trầm mắt nhơ ?thương ? (Nguyên Sa - Tương Tư) Nguồn: Nguồn : http://nmchau.club.fr/forum/viewtopic.php?t=7
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.01.2006 03:12:06 bởi Viet duong nhan >
|