Qua Đèo Ngang
Nhớ Bà Huyện Thanh Quan
Qua đỉnh Đèo Ngang chạnh nhớ người
Cỏ hoa này vẫn cỏ hoa tươi
Trên trăm năm trước đòi cơn mộng
Mấy áng thơ xưa mấy trận cười
Đất nước nếu như thương lấy một
Tâm tư thôi đã khổ bằng mười
Tài hoa dù khác, tình không khác
Tóc bạc soi vào luống hổ ngươi
Luống hổ ngươi mà luống mỉa mai
Nghiệp thơ ai chắc cũng như ai
Biển xanh lớp lớp chim bay mỏi
Mây bạc giăng giăng gió thở dài
Bống xế, đèo cao hồn Thục Đế
Rừng xa, bãi vắng mộng Thiên Thai
Người ơi! Tôi nhớ người vô hạn
Tuy chẳng chung nhau một chữ tài
Chữ tài đã trót lụy vào thân
Non nước đã mang mãi nợ nần
Tiếng cuốc vẫn đau tình cố quận
Ruột tằm thêm rối nghĩa phù vân
Bắc Nam dù cách chưa hề lạ
Kim cổ tuy xa cũng vẫn gần
Lồng lộng trời cao muôn dấu hỏi
Hai châu Ô, Lý một Huyền Trân
Hà Thượng Nhân
NHỚ HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA*
Mây trắng Đèo Ngang nhẹ bóng người
Trời xanh muôn thưở vẫn còn tươi
Bể dâu bao cuộc bao mưa gió
Đất nước bấy năm bấy khóc cười
Duyên bạc chưa quên người ngọc nữ
Lòng son chẳng nhạt ánh vàng mười
Mấy vương triều nhỉ, gương con thảo
Kim cổ soi vào thẹn với ngươi!
Thẹn với ngươi và với mốt mai
Tình xanh một khối dễ bằng ai
Mười hai bến nước lời trong đục
Muôn dặm quan sang giọt ngắn dài
Ân ái Chiêm Vương vừa bén giấc
Biệt ly Lưu Nguyễn đã phôi thai
Đồ Bàn nghiêng nước người đâu tá
Chẳng trách Chế Mân luỵ sắc tài
Sắc tài chi lắm hại vào thân
Ô, Lý đào tơ trả nợ nần
Của báu hai châu không hối tiếc
Nước non Hời quốc bấy phân vân
Bắc Nam đôi ngả tuy lìa gốc
Kim cổ một danh vẫn ở gần
Liệt nữ sử đề câu trượng nghĩa
Ngàn năm đất Việt nhớ Huyền Trân!
March 1, 2008
*Vào đầu năm 1301, Thượng Hoàng của Đại Việt là Trần Nhân Tôn sau khi đã thoái vị, truyền ngôi cho con là Trần Anh Tôn, nhân dịp có một phái bộ Chiêm thành sang thăm nước Việt để kết tình giao hảo, Thượng Hoàng đã đi theo phái bộ đến thăm Chiêm Quốc. Ở lại chín tháng trong cung điện của vua Chiêm, ngài được Chế Mân trong vọng, kính nể và hậu đãi. Khi cáo biệt ra về, Thượng Hoàng cảm động đã hứa gã công chúa cho Chế Mân.
Sau đó, Chế Mân cử một phái đoàn gồm một trăm người mang theo vàng bạc, châu báu, hương liệu quý báu, vậ lạ sang dân biểu và xin làm lễ cầu hôn.
Cuộc hôn nhân không xuôi chèo mái mát vì triều thần Đại Việt kẻ đồng tình, người phản đối. Quan niệm và thành kiến của người Đại Việt thời bấy giờ vẫn coi thường xứ Hời Chiêm Tộc. Trong thởi gian năm năm liền, cả hai triều đình Chiêm Việt liên tiếp phái các sứ giả qua lại ý kiến nhà vua của mỗi nước để thương thuyết về cuộc hôn nhân.
Những gì đã có khởi đầu phải có kết thúc. Cuộc hôn nhân mở đầu thời vận huy hoàng của Chế Mân đã báo hiệu một kết cuộc bi thảm của Chiêm Thành hôn ba trăm năm sau đó.
Tháng sáu năm Bính Ngọ 1306, Chế Mân đem dâng châu Ô và Châu Lý là sính lễ và vua Trần Anh Tôn ban chiếu chỉ quyết định gả em gái là Công Chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Từ đó Hai Châu Ô Lý Không những mãi mãi thuộc về đất Việt mà còn đi vào tình tự Việt Nam qua ca dao và văn học.
“Hai Châu Ô Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trâncủa mấy mươi?”
Châu Ô và Châu Lý là phần đất từ Cửa Viêt kéo dài tới quận Hòa Vang thuộc tỉnh Quảng Nam. Theo sử liệu, Châu Ô tức là Châu Thuận và Châu Lý tức là Châu Hóa. Châu Thuận thuộc phần đất của tỉnh Quảng Trị kéo dài tới quận Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên. Châu Hóa là phần đất thuộc tỉnh Thừa Thiên bao gồm quận Hòa Vang Thuộc Quảng Nam.
Lịch sử Trung Hoa có ghi lại, Tây Thi, gái nước Việt, sắc nước hương trời, chim sa cá lặn, đã được đem dând vua Phù Sai của nước Ngô để vua nước Việt (bên Tàu) là Câu Tiễn mưu đồ quốc sự. Nhan sắc của Tây Thi đã làm cho triều đại nhà Ngô cáo chung, vong quốc. Sử Đại Việt không nói nhiều đến nhan sắc của Huyền Trân, nhưng sử sách có ghi lại người anh của Huyền Trân là vua Anh Tôn nổi tiếng là đẹp như tiên. Các sứ thần Trung Quốc thời đó cứ muốn được yết kiến để chiêm ngưỡng sắc đẹp thần tiên của vua Anh Tôn. Các nhà viết sủ đã góp nhặc các sự kiện mà cho rằng hẳn nhiên Huyền Trân là một công chúa diễm kiều tuyệt mỹ, nhan sắc lẫy lừng, tiếng tăm đồn đại vang dội bốn phương khiến trong dân dã đã ví nàng:
“Tiếc thay cây quế Châu Thường”... Khiến Chế Mân đã biến cuộc hôn nhân ấy thành quốc sự, đã dày công theo đuổi trong năm năm trời, đã dâng một phần lãnh thổ của Chiêm quốc để cưới bằng được một gái “Tây Thi” Đại Việt.
Sau hôn lễ, khi về đến Chiêm Thành, nàng công chúa Đại Việt đã được phong làm Hoàng Hậu Paramecvari của Chiêm quốc.
Phận gái mười hai bến nước. mà thuyền tình của Công Chúa Huyền Trân đã cặp bến vinh hoa. Thói thường, các cô dâu khi về nhà chồng dù tâm trạng thế nào đôi mắt cũng rưng rưng nhỏ lệ. Nàng Huyền Trân dù trước mắt là cuộc đăng quang tuyệt đỉnh huy hoàng, nhưng làm sao người công chúa thoát ra khỏi cái tình cảm thường tình; nhớ thương, bịn rịn, lo lắng, bâng khuâng. Do đó người đời đã truyền tụng hai câu ca dao nói lên tâm sự Huyền Trân khi qua đèo Hải Vân:
“Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân em buồn.”
Thế là nàng công chúa nhà Trần đã về làm dâu Chiêm quốc, đã trở thành Hoàng Hậu. Thì lúc đó, trong nước Đại Việt, giới văn nhân thi sĩ xầm xì, chế giều. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã ví cuộc hôn nhân này tương tự như việc nhà Tiền Hán Trung Hoa 33 năm trước Tây lịch đã đem Chiêu quân cống Hồ Hoàng là vua Hung Nô để mưu cầu hòa bình cho trăm họ. Ông cho rằng vua Anh Tôn vì để giữ lời hứa Thượng Hoàng mà gả Huyền Trân, chứ cuộc hôn nhân không tương xứng.
Trong dân gian người ta truyền tụng những câu hát ví von để mỉa mai như:
"Tiếc thây cây quế Châu Thường
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo.”
Hoặc:
“Con vua lấy thằng bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo.”
Nhưng thương thay, cuộc hương lửa vừa nồng thì chỉ một năm sau, vào mùa Hạ, thàng 5 năm 1307 vua Chế Mân Băng hà. Huyền Trân giờ là một góa phụ lẻ loi trong cung điện thành Đồ Bàn nhìn về cố quốc mà thấy lẻ sắc sắc không không mầu nhiệm.
Dư âm của cuộc tìn vương giả ấy đã phảng phất đến muôn đời tưởng như là huyền thoại.
Ngày Chế Mân băng hà, theo tục lệ Chiêm Thành, Hoàng Hậu phải lên giàn hóa táng để chết theo chồng. Vua Trần Anh Tôn đã cử vị quan Nhập Nội Hành Khiển Tượng Thư Tả Bộc Sạ là Trần Khắc Chung sang Chiêm quốc để điếu tang với mưu sự cứu ông chúa thoát nạn. Các cung nữ của Huyền Trân trong cung điện Đồ Bàn khi thấy Trần Khắc Chung đã hát lên:
“Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.”
Trần Khắc Chung bày kế giải cứu được công chúa khỏi phải lên giàn hỏa táng, đem công chúa về nước bằng đường biển. Cuộc hải hành đó đã kéo dài đến một năm. Trong một năm ấy, Khắc Chung đã tư thông với công chúa. Dư luận trong dân gian xầm xì:
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đã vò nước đục lại vần lửa rơm”
Cuối cùng Huyền Trân đã được trả về cho nước Việt và hai Châu ô Lý cũng vĩnh viễn là lãnh thổ Việt Nam. Từ đó lại có hai câu cao dao:
“Của trời, trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời.”
Về phía nước Đại Việt, vua Anh Tôn của đời nhà Trần đã bất chấp mọi lời dè bỉu dèm pha trong thiên hạ, dùng người em gái của mình như một mỹ nhân kế vào một nghị trình quốc sự, thu về cho Tổ Quốc một lãnh thổ trải hàng nghìn dặm, khời đầu bằng sự tự giác, thuận tình của Chế Mân dâng vua Đại Việt hai Châu Ô Lý.
Có ai biết được tâm sự của người công nữ đài các ấy. Nàng đã ra đi và nàng đã trở về tưởng chừng như trong im lặng, để lại hàng trăm năm sau những tình cảm bịn rịn, tưởng nhớ, biết ơn của hàng bao thế hệ con người Việt Nam.
Ngoài số lượng văn chương bình dân, nhiều văn thân thi sĩ đã chạnh lòng xúc cảm về cuộc tình lâm ly bất hủ ấy để dệt thành những khúc nhạc, bài thơ, để lại với thời gian.
Cách đây trong ba chục năm có bài “Vịnh Huyền Trân Công Chúa” của thi sĩ Thái Xuyên:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười
Vốn đà không mất lại thêm lời
Hai Châu Ô Lý vuông nghìn dặm
một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Lòng đỏ khen ai lo việc nước
Môi son phải giống mãi trên đời
Châu đi rồi lại Châu về đó
Ngơ ngẩng trông nhau mấy chú Hời
(Trích trong “Đất Việt Trời Nam” của Học giả Thái Văn Kiểm)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.03.2008 17:54:37 bởi Đuyên Hồng >