Vịnh cái tơi
Khen ai kết lá hóa nên tơi
May mặc bốn mùa rất thảnh thơi
Gió Bắc không sờn màu lá biếc
Mưa Nam nào ải mụn giang tơi
Bao phen giông tố đâu lay chuyển
Mấy vụ phong ba chẳng rã rời
Trách kẻ dùng mình sao bất nghĩa
Lành thì mang mặc, rách đem trơi!
Nguyễn Khương
Áo tơi là một thứ đồ dùng che mưa và che nắng của nông dân miền bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) từ thời bao cấp trở về trước (ngày nay ít nơi dùng). Nó được kết bằng lá tơi (giống như lá nón để khâu nón nhưng là loại già hơn) với sợi giang (thuộc họ nứa) hoặc sợi mây. Khi áo tơi hỏng, người ta thường dùng làm bù nhìn (trơi-bêu xấu) để dọa chim chóc phá hoại mùa màng.
ÁO TƠI
Bởi do mưa nắng mới dùng tơi
Che chắn thu hè thật thả thơi
Bão táp tung hoành thân lá nón
Sương sa bao bọc kiếp mây tơi
Nhiều cơn rộ sấm lòng cam chịu
Lắm cuộc cường dông chí chẳng rời
Chỉ trách phàm nhân không trọn nghĩa
Khi lành thì măc, nát mang trơi!
December 1, 2009
Đuyên Hồng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2010 10:00:43 bởi Đuyên Hồng >