Trích đoạn: LaChanh
@ Anh CP... làm sao có thể đo sáng được chuẩn buổi tối hả anh? Lá toàn là chụp đại theo quán tính và kinh nghiệm, nên nhiều khi thiếu thừa lung tung.
Lá,
Sự tiến bộ nhanh chóng là kết quả của việc chịu khó tìm tòi và không chịu đầu hàng trước những trở ngại của Lá! CP đã không giúp được gì nhiều trong chuyện này như Lá nói …
Thật vậy, vì thái độ tìm hiểu nghiêm ngặt của Lá thì cho dù người này không chỉ, cũng sẽ có người khác tận tâm hướng dẫn … Ngoài ra, bằng sách báo, google,… biết bao nhiêu tài liệu cho chúng ta học hỏi ngày nay… nữa mà!
Không chỉ là thái độ học hỏi và trao đổi đứng đắn của Lá dễ tạo sự thân thiện với người đối diện khi Lá biết lắng nghe… khi có người mentioned “Hãy trở về với căn bản và bắt đầu lại từ đầu!”
CP hiểu rằng, đối với Lá, lời khuyên trên rất là chân thành và đáng quý!
Trong chúng ta ai cũng biết sự ra đời của các loại calculators tối tân cùng các software ngày càng có khả năng thực hiện được nhiều phép tính phức tạp. Điều này vô cùng hữu ích cho các ngành engineering cũng như các lãnh vực khác.
Tuy nhiên, không thể vì có sự hiện diện của calculators, computer software,… mà nhà trường lại bỏ các phép tính căn bản cộng, trừ, nhân, chia,… ở bậc tiểu học. Hoặc giả, người ta có thể bỏ luôn cả chương trình toán học nói chung trên bậc trung và đại học…
Sự ra đời của digital images, digital cameras, và các images software như photoshop khiến cho việc chụp và làm hình được mau chóng, dễ dàng hơn… Điều đó không có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể chỉ mua máy ảnh chụp vài ba tháng sẽ có ảnh thật đẹp…
Nhiều người trong chúng ta đang đi ngược lại quá trình tìm hiểu để chụp được những hình ảnh đẹp:
Chúng ta vẫn còn rất mơ hồ khi nhận xét “thế nào là một hình ảnh đẹp”, vì thế không có mục tiêu để mình đạt đến… Đây cũng là điều khiến phần lớn trong chúng ta bỏ phí rất nhiều thời gian chụp và làm ảnh mãi… Nhưng kết quả đạt được vẫn chưa như ý!
Chúng ta cần xác định được thế nào là một ảnh đẹp trước, rồi sau đó mới có thể cố gắng đạt đến cái goal/s của mình! Đây mới là trình tự hợp lý và dễ dàng thực hiện.
Cũng nhiều người trong chúng ta vẫn cho rằng, cứ chụp cho có hình rồi sau đó dùng Photoshop cho “nhuyễn” để “tân trang” lại hình ảnh của mình…
Suy nghĩ này đã giết chết hoặc ít ra đang làm thui chột nhiều tài năng tiềm ẩn trong chúng ta. Vì ngay cả việc “tân trang” hình ảnh bằng Photoshop, chúng ta vẫn chưa lập được mục đích “thế nào là một hình ảnh đẹp” thì làm sao có thể hoàn thiện hình ảnh của mình được?
“Dựa vào Photoshop để chụp ảnh” thì khả năng cầm máy có tiến xa được hay không, chắc Lá cũng đang hình dung ra được?
CP vui vì thấy Lá cũng như một nhiều bạn hiểu được rằng chúng ta không chụp ảnh bằng Photoshop hoặc bằng cameras, lenses… thật mắc tiền. Cái đầu tiên chúng ta cần để chụp ảnh thành công chính là cái đầu (mindset) của mình!
Chán thế, CP lại gõ lẩm cẩm mất rồi... Có lẽ tại mấy vại Sake uống tối nãy với người nhà...
Quay lại với câu hỏi của Lá, "làm sao có thể đo sáng được chuẩn buổi tối hả anh CP?".
Câu hỏi này liên quan đến light sources khi chụp ảnh. Chúng ta có hai loại nguồn sáng chính để mà deal với khi chụp hình là, ánh sáng trời (sunlight-SL) và các loại đèn nhân tạo (nến, đèn bóng soi sáng trong nhà cũng như outdoor, các loại speed/flashlights... ).
Điểm khác nhau quan trọng nhất giữa hai nguồn sáng này là, ánh sáng trời "rải" đều đặn hơn do đó cho được hình ảnh tương đối có độ tương phản thấp hơn so với ngưồn sáng nhân tạo. Các nguồn sáng nhân tạo, do có năng lượng giới hạn nên những vật thể ở gần với nguồn sáng (đèn) sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn so với các vật thể ở xa. Hậu quả là ảnh chúng ta chụp được có độ tương phản cao hơn so với khi chụp bằng ánh sáng trời (SL).
Vậy thì, khi chụp hình buổi tối (giả sử chúng ta không chụp bằng đèn speed/flashlights mà chỉ dùng nến, đèn dầu, bóng đèn điện in/out door mà thôi!) thì chúng ta đo sáng thế nào?
Đến đây, cần chia ra hai trường hợp:
1/ Nếu chúng ta muốn chụp được hình ảnh với độ tương phản thấp hơn để được gần như ánh sáng ban ngày thì việc đầu tiên đòi hỏi chúng ta phải chụp thuận sáng (front-lighting). Điều này là cần thiết vì thường các bóng đèn điện chúng ta dùng không đủ mạnh để khuyếch tán và phản xạ đến chủ đề khi chụp ngược sáng như lúc chúng ta chụp ngoài trời vào ban ngày. Khi muốn có được những viền sáng trên chủ đề, chúng ta vẫn có thể làm được nếu có thêm các nguồn sáng phía sau mạnh hơn nguồn sáng phía trước (không mạnh quá 1.5 fstops).
CP lấy thí dụ như ảnh nghệ sĩ violin đầu tiên, đây là ảnh rơi vào trường hợp này!
Ảnh này, Lá đã vô tình đo đúng sáng và phù hợp với nội dung.
Tuy nhiên, khi CP muốn đo sáng trong trường hợp này sẽ dùng spot-light-metering mode để đo ngay trên gò má phải của người nghệ sĩ.
Nếu là ánh sáng trời, CP đã EV compensated với giá trị +1/2 vì nước da trắng. Nhưng do buổi tối, CP muốn chụp thiếu đi 1/2 fstop nên sẽ không thay đổi EV compensation.
Nếu là người thiếu kinh nghiệm, CP đã chỉnh lại White Balance vì ánh đèn màu. White Balancing là cần. Nhưng cũng cần dùng đúng lúc, đúng chỗ... Không phải lúc này, chỗ này!
2/ Trường hợp Lá muốn dùng độ tương phản cao để có hiệu quả đặc biệt như silhouette (trường hợp nghệ sĩ chơi saxophone) đo sáng trên chủ đề chính sẽ bị dư sáng rất nhiều. CP sẽ đo bằng spot-light-metering mode trên đường viền sáng và EV compensate với giá trị từ - 2/3 cho đến -4/3.
Dù đo trên viền sáng, EV compensation với giá trị âm là cần thiết vì viền sáng thường là vệt nhỏ mà các vùng chung quanh thì lại tối hơn nhiều!
Với ảnh nghệ sĩ chơi piano thì dễ hơn rất nhiều. Do bóng đèn rọi thẳng vào khói trắng, nên để khói trắng lên được chi tiết, CP sẽ:
a - Đo sáng ngay trên dàn phím trắng của dương cầm EV compensation = -1/3 để ảnh thiếu sáng 4/3fstop.
b - Với bố cục của ảnh đầu tiên, CP sẽ bước sang trái một chút để đèn rọi nằm ra sau đầu người nghệ sĩ rồi... đợi!
c - Khi chơi đến gần cuối mỗi phiên khúc, người nghệ sĩ sẽ ngẩng mặt lên rồi (hoặc) ngửa đầu ra sau... Khi đó, nếu Lá quan sát kỹ thì đôi cánh tay cùng với những nét cảm xúc trên gương mặt người nghệ sĩ biến đổi rất nhiều... Đó sẽ là thời điểm mà CP bấm máy liên tục trong ba đến bảy, tám giây đồng hồ!
d - Về nhà load hình vào computer để chọn frame nào ưng ý nhất rồi post lên đây... khoe!
Ảnh này sẽ đẹp vì do ngẩng mặt hoặc ngửa đầu ra sau, đầu người nghệ sĩ sẽ che đi ngưồn sáng tạo thành ảnh silhouette với viền sáng phía sau đầu, đưôi tóc, vai, và và một phần lưng trái...
Vì thiếu sáng, chi tiết của chiếc ghế bên trái người nghệ sĩ sẽ bớt làm phân tán người xem nhưng vẫn đủ để cân bằng bố cục hình ảnh một cách vững vàng!
Do thiếu sáng và di chuyển ống kính sang phía trái, bóng đen của người nghệ sĩ với đường viền sáng phía sau và bên trái đó sẽ được bao phủ trong lớp sương khói nhiều chi tiết hơn và chia đều sang hai bên!
Hy vọng CP có thể trả lời được một phần nào câu hỏi của Lá. Vì phần còn lại của câu hỏi là ảnh chụp được buổi tối thường sao "không giống" những gì mắt chúng nhìn thấy khi đó.
CP sẽ trả lời rõ hơn khi đề cập đến sự liên quan mật thiết giữa việc đo sáng và độ tương phản của hình ảnh film cũng như digital!
Thân,
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2009 14:32:59 bởi Chân Phương >