Mến chào quí thi hữu Lá Chờ Rơi , Trần Mạnh Hùng , Ứng Hòa Dã Phu và Vancali , cám ơn đã ghé vào thăm Đồng Lão. Trước hết thâý bác Lá vẩn khoẻ mạnh tinh thần sáng suốt như vâỵ thì Đồng Lão thiệt vui mừng nhiêù lắm , cầu trời cho Lá cứ chờ mãi không rơi. Thơ Đường Luật ! ba chữ này từ xưa đến nay làm cho giới cầm bút tiêu tốn không biết bao nhiêu là giấy mực , những cuộc tranh luận cứ mãi tiếp tục kéo dài xuyên suốt theo dòng lịch sử. Ở đây tôi không bình phẩm bên naò đúng bên naò sai , chỉ xin nêu ra 1 vaì nhận xét về những trường hợp mà cá nhân tôi được biết qua tham khaỏ theo sách vở ngày xưa để lại , ví dụ như baì thơ "Văn Võ " cuả Nguyễn công trứ như sau : Đoái xem văn võ cả hai hàng
Bên văn sang bên võ cũng sang
Dù tía võng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng thẻ bạc võ nghêng ngang
Văn diù cánh phượng yên trăm họ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Gặp hôị thaí bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh khách văn chương
Nguyễn Công Trứ
Đọc xong baì thơ chúng ta sẽ thâý chổ thất luật là 1 sự cố tình cuả tác giả , nhằm nhấn mạnh 1 sự việc rằng "bên văn sang" âý là chuyện hiển nhiên , còn "bên võ cũng sang" laị thâý như là hơi miễn cưỡng , tuy có vẻ tương đương nhưng so sánh kỷ rỏ ràng là 2 phạm trù chênh lệch do từ loaị "cũng" taọ nên. Đây là lôí sử dụng kỷ thuật trong ngữ pháp nhằm để bỡn bên quan võ rất là thanh tao , mẫn tiệp.
Còn bài "Hoàng mai kiều vản diểu" của đại thi haò Nguyễn Du thì laị rơi vaò 1 tâm trạng khác.
Hoàng mai kiều thượng tịch dương hồng
Hoàng mai kiều hạ thuỷ lưu đông
Nguyên khí phù trầm thương hải ngoại
Tình lam thôn thổ loạn lưu trung
Đoản soa ngư chẩm cô chu nguyệt
Trường địch đồng xuy cổ kính phong
Đaị địa văn chương tùy xứ kiến
Quan tâm hà sự thái thông thông?
Nguyễn Du
Dịch Thơ
Trên câù hoàng mai bóng xế hồng
Dưới cầu Hoàng mai nước về đông
Chìm nổi bâù trời ngoài mặt biển
Chập chờn khí núi giữa dòng sông
Thuyền trăng chài gôí chiếc tơi ngắn
Đường gió đồng ngân điệu sáo trong
Cảnh đẹp ở đâu mà chẳng có
Vội vàng chi để bận thêm lòng?
Lại thêm 1 sự cố tình khi sử dụng phép niêm không đi theo chánh luật , nhằm diển tả 1 quan cảnh tương phản cuả thiên nhiên mà cũng có lẻ là cuả thơì cuộc lúc bâý giờ , mà ông với tâm trạng phân vân nên đành gạt bỏ mọi chuyện để tầm thanh thản. Lúc này thi luật chỉ là thứ yếu.
Thêm 1 dẩn chứng nữa với trường hợp khá đặc biệt kèm theo câu chuyện như sau.
Vương Toán lúc thưở hàn vi , một hôm trông thấy con gaí cuả quan đô úy Bạch Lạc thì đem lòng yêu mến , bèn đòi mẹ sang hỏi xin cưới (hơi giống Aladin và cây đèn thần cuả Ấn Độ). Bà mẹ sợ lắm nhưng vì thương con cũng ráng đến phủ quan rôì cứ maĩ rụt rè ngoaì cửa , lính dẩn vào sau khi hỏi han cẩn thận quan cho triệu kiến. Thâý Vương Toán khôi ngô ứng đáp xuất chúng , quan ưng lắm cũng muốn gả con , ngặt nổi thiên kim tiêủ thơ sau rèm cứ giẩy nẩy chê đồ khố rách áo ôm , Vương toán buồn rầu lẩm bẩm sao chẳng thương nhau ; thế liền bị cô nàng mắng cho 1 mạch. Thương cha thương mẹ thương vợ thương chồng thương con thương cái nhà maỳ chứ ai khiến mày thương ( thiệt hổn quá như tôi là chaỵ rôì
) quan nghe vâỵ liền phán : nó ra đề khaỏ hạch anh đâý nêú làm được baì thơ hay ta sẽ gả nó cho , Vương Toán ứng khẩu đọc ngay.
Há dám thương đâu phận má hồng
Thương về một nổi để phòng không
Thương cha mẹ nhện giăng tơ lưới
Thương vợ chông ngâu cách mặt sông
Thương con quốc rũ kêu muà hạ
Thương caí bèo xanh dạt bể đông
Quân tử có thương thương thế đó
Há dám thương đâu phận má hồng
Vương Toán
Baì naỳ cũng thuộc 1 trong 16 phép niêm mà bác Lá đề cập , không biết baì thơ thất niêm này cha con Đô uý Bạch Lạc chấm thế nào nhưng trong trường hợp đặc biệt laị phaỉ ứng khâủ thiệt nhanh , tài năng cuả Vương Toán không khỏi làm cho người đời nể phục.
Câu chuyện này chưa kết thúc ở đây , có lẻ là tới mâý trăm năm sau 1 lần Đồng Laõ vaò nhà chị baỷ Việt Dương Nhân tham khảo về luật lệ thơ Đường thì bắt gặp 1 baì thơ như thế này.
Gái Muộn Chồng
Ai dám thương đâu gái có chồng
Thương vì một nôỉ chực phòng không
Thương con quốc đực kêu muà hạ
Thương caí bèo non dạt biển đông
Thương vợ chồng ngâu duyên chểnh mảng
Thương cha mẹ nhện số long đong
Caí thương quân tử thương là thế
Há dám thương đâu gái muộn chồng
Khuyết danh
Đọc 2 baì thơ cuả Vương Toán và bài "Gaí muộn chồng" naỳ quí vị thâý thế nào? riêng tôi nhận xét thế này , 1 vị thi sĩ naò đó có lòng sưu tầm thơ cổ nhằm bổ sung cho bản điêù lệ thơ đường luật , có lẻ baì thơ naỳ vị thi sĩ ấy đọc khá lâu nên chỉ nhớ chữ còn chữ mất , rôì thì tự ý sưả đôỉ theo bản luật , nhưng vì như vâỵ đã taọ nên tình trạng tam sao thất bổn và vô tình làm cho ý nghĩa baì thơ chính bị hỏng đi hoàn toàn. Chúng ta haỷ thử phân tích ý nghĩa baì "gaí muộn chồng " như thế naò nhé.
2 câu đâù cho ta thâý rằng anh chàng quân tử nọ lý ra thì không yêu gaí đã có chồng nhưng vì thâý cô gaí chiụ cảnh phòng không "có lẻ vì ngươì chồng maĩ vắng nhà xao nhãng chuyện tình cảm" nên anh ta thưà cơ đột nhập. Âý goị là : Vi quân tử ố , 2 cặp trạng và luận thì chúng ta thâý con cái , vợ chồng đặt trên cha mẹ âý là cương thường điên đảo , laị đi thương cả con Quốc đực ! đó là giơí tính bất minh , ngòai ra anh quân tử này thì caí beò non mới thương chứ còn beò già thì khỏi đoái , vì thế mơí kết thúc bằng câu "Há dám thương đâu gaí muộn chồng" đoạn naỳ nên phê là phi quân tử ái.
Qua đó chúng ta có thể thâý rằng nêú phải chọn và đánh giá về 2 baì thơ trên thì thà rằng chọn 1 baì thất niêm mà chúng ta còn cảm nhận được giá trị cuả nó còn hơn là đi theo 1 baì thơ đúng chánh luật mà ý nghiã laị như thế naỳ.
Noí đã 1 hôì ! thôi thì xin đưa ra kết luận ở đây. Qua nhiêù tác phẩm xưa nay mà bác Lá sưu tầm và cá nhân tôi cũng thâý còn nhiều baì thất niêm lắm , nhưng chừng đó cũng đủ hiêủ rằng thi luật có trước niêm luật vì thế các nhà thơ ngaỳ xưa cứ theo luật nhị , tứ , lục phân minh cuả môĩ câu mà thôi chứ có lẻ họ không chú trọng làm "theo daĩ số " mà bác Lá đề cập , sau vì theo điều lệ khoa bảng mà triêù đình mơí định thêm phép niêm nhằm taọ thêm sự khó khăn để tuyển chọn anh tài , rôì dần dần lan rộng đến chốn nhân gian cho tơí hôm nay.
Ngôn ngữ tiếng Việt rất là phong phú và đa dạng nêú biết tận dụng triệt để chúng ta có thể hoàn thành những bài xướng hoạ theo chánh luật cuả thơ đường luật 1 cách dễ dàng mà không kém phần hấp dẩn , vì thế những baì thơ theo phép niêm tự do cuả tiền nhân đã rất hay thì khỏỉ bàn cãi , nhưng những baì thơ theo đúng chánh luật cuả chúng ta ngaỳ nay mà cũng hay thì laị càng đáng quí hơn chứ phảỉ không? vì thế Đồng Laõ thiển nghĩ , chúng ta haỷ cố gắng trau dôì luật thơ đường , khi đã được nhuần nhuyễn rồi nhằm lúc cao hứng sẽ cho ra những tác phẩm để đời lúc âý cho dù thất luật cũng không sao cả , có như vâỵ thì gánh vàng cuả bác Lá mơí khoỉ đem đổ sông Ngô mà nên cất kỷ vaò kho tàng văn học , còn những baì thơ Đường chánh luật thì như là những viên ngọc được maì duã tỉ mỉ , nên để ra ngoaì cho moị ngươì thưởng thức noi theo , được như vậy mơí goị là "Kim ngọc mãn đường" ở chốn văn chương.
Chúc vui các bạn.