Trần Mạnh Hùng
-
Số bài
:
9422
- Điểm: 2
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 02.07.2005
- Nơi: Giấc Mộng
|
RE: BẢN NHÁP THƠ ĐƯỜNG XƯỚNG-HỌA
-
01.04.2007 09:28:38
Mời quí bạn đọc một bài thơ hay tôi mới vừa nhận được. Hôm trước tôi nêu ra bài Quê Hương thuộc thể thơ « tự do ». Nay bài Ðôi Dép này thuộc thể thơ « mới ». Ðọc những bài thơ hay để suy ngẫm và may ra tìm được những điều hữu ích. Ví dụ như là : - thể thơ nào cũng có những bài thơ hay. Ðừng vội huênh hoang cho rằng thơ Ðường là thơ « trí tuệ, đỉnh cao v.v. » - thơ hay không cần đến những ngôn từ « dao to búa lớn », vì loại nầy thường « thật kêu » nhưng cũng là « thật rỗng » - thơ hay nhờ vào ý tứ dàn trải bên trong, chứ không phải chỉ nhờ vào cái « xác thơ » có vần tốt, bằng trắc tốt, đối tốt mà đủ. Mong rằng những sự suy ngẫm trên sẽ giúp chúng ta viết được những bài thơ Ðường đẹp đẻ hơn. Người ta có nhận xét rằng trang Bản Nháp có những bài thơ « chưa sạch nước cản ». Nhận xét ấy đúng 100%. « Chưa sạch nước cản đây có thể coi như là « còn sai luật Bằng Trắc ». Vậy các bạn nên cố gắng một chút để kiểm soát lại điểm này trước khi đưa bài lên. Người ta cũng nhận xét rằng trang Bản Nháp là loại thơ « tạp nhạp » vì không có đối. Nhận xét này cũng đúng 100% vì chúng ta có đưa lên những bài thơ như vậy. Vậy các bạn nên cố gắng săn sóc kỷ hơn các cặp đối. Rồi tôi xin nói thêm là : thơ phải có hồn, tức lời thơ phải có ý nghĩa. Vậy các bạn phải cố tránh những câu thơ « vô nghĩa ». Và tránh cho trang Bản Nháp những bài thơ vô nghĩa. Ðây chỉ là mới bước đầu, nếu câu thơ có được một cái nghĩa « đen ». Vì ngoài « nghĩa đen » ra thường thì câu thơ phải hàm súc một cái gì hơn thế. Khi viết : « Cờ đương dở cuộc không còn nước » « Bạc chửa thâu canh đã chạy làng » Cụ Nguyễn Khuyến đâu phải cố ý tả chuyện đánh cờ, đánh bạc ? Nói thế là các bạn hiểu rồi. Nên xin mời đọc bài thơ : ÐÔI DÉP Bài thơ đầu anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cũng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh Ðôi dép vô tri khắn khít song hành Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại Gắn bó đời nhau vì một lối đi chung Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia …… Nguyễn-Trung-Kiên Ý tứ đơn giản mà sâu đậm, câu thơ súc tích nhưng không có chữ thừa, đã gây được những cảm xúc sâu xa cho người đọc. Ðó là cái hay của bài thơ đã cho tôi cảm hứng : THƯƠNG MỘT BÀI THƠ (bài thơ Ðôi Dép) Thương những câu thơ gói trọn lời Không thừa không thiếu chẳng đâm hơi Lấy trong đôi dép tình hai đứa Lồng giữa chân đi nghĩa một đời Ý tứ sâu xa đầy cảm xúc Ngôn từ đơn giản lại thơm tươi Không dùng sáo ngữ không gò ép Mà vẫn rền vang một góc trời. Lá chờ rơi thân mến chào tất cả. LCR Bác Lá thân mến Hôm nay tôi viết đôi hàng tâm sự với bác về bài thơ " Đôi Dép" mà bác đã hết lời ca tụng. Thưa bác tôi không đồng thuận với bác về điểm này, bài thơ Đôi Dép mà tác giả đã dùng những xảo thuật dụ khị, lừa dối để người đối diện phục vụ tối đa cho cá nhân mình. Thưa bác nếu đọc kỹ, chịu suy suy nghĩ một tí, ta thấy một đều vô tưởng không thể chấp nhận được trong bài thơ Đôi Dép mà tác giả đưa ra hòan tòan nghịch lý trong lẽ sống lứa đôi. Thưa bác !!! cuộc hôn nhân là thành quả của tình yêu , tình yêu là hy sinh, nếu không có hy sinh thì không phải là tình yêu, chỉ là đầu môi chóp lưỡi, mật ngọt dụ người mà thôi. Đôi nam nữ thành hôn với nhau do tình yêu ( đại đa số kết hôn do tình yêu ) Dẫn chúng tác giả bài thơ đã viết: " Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ" "Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước" Tác giả muốn nhắn nhủ gì trong hai câu này??? nó khiến cho ta động lòng chua xót, rất thương cho cặp nam nữ bị ép buộc sống chung với nhau khi không có tình yêu. Hai câu này gợi nhớ cho tôi chế độ đa thê độc đóan thời xưa của xã hội ta. Thưa bác khi không có tình yêu, thì làm gì có hy sinh. Khi không có hy sinh làm gì có tình yêu. Xin bác đừng nói rằng ông bà ta hồi xưa đâu có yêu nhau đâu mà vẫn sống vẫn hy sinh cho nhau, gầy dựng một gia đình hạnh phúc. Thưa bác họ có tình yêu lứa đôi, họ có hạnh phúc , đầm ấm đó là kết quả của tình yêu. Trở lại bài thơ Đôi Dép, suốt bài thơ tác giả dụ khị ' em cứ sống như vậy đi Là Phải âm thầm lặng lẽ sống bên anh. Là phải tuân hành câm nín, lệ thuộc nơi anh. Phải sống vui bên anh suốt đời... Khi tất cả trở thành bi đát. Nếu mà em bỏ anh thì đố em tìm được một người như anh Thưa bác bài thơ đôi dép nêu lên những ý hoang tưởng. Đời này làm gì có những cặp vợ chồng sống bên nhau không có tình yêu. Thưa bác , bác có thích kết nghĩa VỢ CHỒNG với một người đàn bà nào đó không có tinh yêu ( bác không yêu người ta có lấy người đó làm vợ không??? có hy sinh cho người ta không??? ) MÌNH VỚI TA Mình với Ta là người dưng nước lã. Được mẹ cha gả bán dựng nên duyên. Sống bên nhau Mình uất ức triền miên. Ta cũng vậy một tâm hồn băng gía. Mình với Ta là người dưng nước lã. Gắn đời nhau như "đôi dép vô tri" Ta bên nhau phết sơn màu hạnh phúc. Mình với Ta ranh giới đã phân ly Mình với Ta là người dưng nước lã. Mình vô hồn sóng bước cạnh bên Ta. Ta vô cảm nắm tay Mình tiến bước. Mình với Ta là một khối oan gia. Mình với Ta là người dưng nước lã. "Yêu nhau đâu mà cứ mãi bên nhau " Mình diễn xuất lột trần vai kịch sĩ. Ta nhiệt tình phụ hoạ những niềm đau. Mình với Ta là người dưng nước lã. "Như đôi dép vô tri khắng khít song hành." Hai đứa mình là con vật tế thần Rạng rỡ mẹ cha, họ hàng thơm tiếng. Mình với Ta là người dưng nước lã. " Yêu nhau đâu" mà mỗi bước sóng đôi Để nói lên rằng "vạn nẻo ngược xuôi " Hạnh phúc, gian lao, Ta Mình chia sẻ Để cho đời ngắm nhìn , vẽ vời vô số kể. Một chuyện tình tuyệt đẹp có một không hai Ta với Mình không biết khóc hay cười. Thôi mặc kệ. . . . cũng là yên thân phận. Và từ đó hàng triệu người ngượng mộ Họ viết lên thiên tình sử hoang đường Họ biết đâu Mình chất ngất đau thương. Ta cay đắng lòng ngập tràn đau khổ. Và từ đó một chuyện tình đôi dép Được tung hô, như thần tượng tuyệt vởi Truyện thần bí cuộc tình vô tri vô cảm Được mẹ cha ép gả dựng nên đôi Trần Mạnh Hùng " " Những từ trong ngoặc kép trích trong Bài Thơ Đôi Dép của Khuyết Danh THƯ HỒI ÂM CHUYỆN TìNH ĐÔI DÉP Thư anh gởi nhắn nhủ tôi về chuyện tình đôi dép. Nhưng thưa anh. Tôi không đồng ý với anh. Anh yêu tôi trong tình cảm chân thành. Cùng trách nhiệm trong tình yêu tinh khiết. Đáp lại tình anh với tấm lòng tha thiết. Khi yêu anh tôi lo lắng vô bờ. Sáng, trưa, chiều, tôi hay nghĩ vẩn vơ. Anh có khỏe, được bình an không nhỉ. Đêm nay lạnh anh bôn ba xuôi đường vạn lý. Nhớ, yêu anh trong giấc ngủ bất an. Thương quá đi thôi, anh yêu quý muôn vàn. Anh có biết đêm nay tôi bật khóc. Khi biết tình mình không như lời hẹn ước. Anh đổi thay hay hoàn cảnh đẩy đưa. Anh có bao giờ thương nhớ một chiều mưa. Không nuối tiếc trao anh tình trong trắng. Đọc thư anh nghe tim mình buốt lạnh. Anh tung hô, ca ngợi tình đôi dép vô tri. Thư anh viết "Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ." " Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước." Anh ạ ! Tôi nghe tim mình nhức buốt. Tự hỏi rằng : " Có yêu nhau đâu " sao thành vợ thành chồng. " Có yêu nhau đâu" Ai buộc phải thủy phải chung. " Có yêu nhau đâu " Ai bắt phải chung vai trách nhiệm. Và phân vân Khi tôi không nhìn thấy ĐỨC HY SINH trong trang thư anh viết. Vì đó là cỗi nguồn, mạch sống của tình yêu. Không có HY SINH đừng đòi hỏi TÌNH YÊU. Dù triệu triệu lời ca cũng trở thành rỡng tuếch. Tôi hiểu: Những gì anh ca tụng là mật đường bánh vẽ. Anh muốn tôi làm những gì trong thư anh kể lể. Là Phải âm thầm lặng lẽ sống bên anh. Là phải tuân hành câm nín, lệ thuộc nơi anh. Phải sống vui bên anh suốt đời... Khi tất cả trở thành bi đát. Anh lý tưởng hóa... Thêu dệt một tình yêu chết. Như " Đôi dép vô tri khắng khít song hành. Như chiếc bóng suốt cuộc đời vô cảm lạnh băng. Anh ao ước : " Hai mảnh đời thầm lặng bước song song." " Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc." Của đời sống vô hồn, vô tình, vô tri, vô giác Anh lầm tôi không phục tùng như anh tưởng. Thưa anh! Tình tôi dâng tràn như sức sóng. Sóng xô bờ quét sạch. . . dọn đường đi. Viết thay cho một người
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.04.2007 09:42:21 bởi Trần Mạnh Hùng >
"Thơ là trừu tượng, tình cảm là hư cấu được cấu tạo rất vô tư trong hồn thơ Nếu ý thơ đi quá mức giới hạn của tình cảm, đó là sự hồn nhiên của thơ, xin đừng giận, sự giận dữ làm mất đi vẻ đẹp của thơ". Trần Mạnh Hùng
|